Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 19/04/2024 13:20 (GMT+7)

Trường hợp tài khoản định danh điện tử của công dân có thể bị khóa

Theo dõi GĐ&PL trên

Tài khoản định danh điện tử sẽ bị khóa trong trường hợp chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình.

Trường hợp tài khoản định danh điện tử của công dân có thể bị khóa
Ảnh minh hoạ.

Bộ Công an vừa hoàn thành xây dựng để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định quy định về danh tính điện tử, định danh điện tử; dịch vụ định danh và xác thực điện tử.Theo dự thảo này, cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên được đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng VNeID, hoặc đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn để đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử.

Sau khi làm thủ tục, công dân cần kích hoạt tài khoản định danh điện tử trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản. Sau thời hạn này, tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đến cơ quan công an để kích hoạt.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất 6 trường hợp tài khoản định danh điện tử sẽ bị khóa. Cụ thể:

- Một là, khi chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình.

- Hai là, khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ.

- Ba là, khi chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản dịch vụ đã thỏa thuận với cơ quan cấp tài khoản định danh điện tử.

- Bốn là, khi thực hiện xác lập lại hoặc hủy số định danh cá nhân. Năm là, khi chủ thể danh tính điện tử chết.

- Năm là, chủ thể danh tính điện tử không thực hiện đổi mật khẩu trong vòng một tháng kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu đổi mật khẩu.

Về việc khôi phục tài khoản định danh điện tử đã bị khóa, Điều 20 của dự thảo nêu rõ, tài khoản này sẽ được mở nếu chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khôi phục tài khoản định danh điện tử mà trước đó đã yêu cầu khóa.Khi cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ yêu cầu khôi phục tài khoản định danh điện tử mà trước đó đã yêu cầu khóa; hoặc khi chủ thể danh tính điện tử khắc phục vi phạm và yêu cầu khôi phục tài khoản.

Cùng chuyên mục

Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức được nêu rõ tại Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành ngày 17/9/2024.
Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.
Trường hợp về hưu trước tuổi vẫn hưởng 75% lương
Viên chức y tế đã có 28 năm 03 tháng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, trong đó có 17 năm 08 tháng làm công việc khám và điều trị trực tiếp cho bệnh nhân AIDS. Theo đó, viên chức này muốn biết liệu mình có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm và có bị giảm 2% lương hưu mỗi năm về trước tuổi hay không?
Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.

Tin mới