Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 01/03/2024 09:21 (GMT+7)

Trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt lên tới 500 triệu đồng?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quy định xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị tháo dỡ và xử phạt hành chính, trong đó có trường hợp bị phạt lên tới 500 triệu đồng.

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là tất cả những loại đất dùng làm tư liệu sản xuất, đất dùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, phòng hộ đê điều... tất cả những loại đất không dùng để ở. Những trường hợp cố tình xây dựng nhà ở trên nông nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt ra sao?

Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.

- Sẽ tiến hành phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

- Tiến hành xửa phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta...

- Xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

- Xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

- Xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

- Xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

- Xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

Thêm vào đó, đối tượng vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm...

Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Cùng chuyên mục

Mua đất thuộc quy hoạch có được trả lại tiền?
Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (đất, nhà ở và tài sản khác nếu có) thuộc quy hoạch nhưng người nhận chuyển nhượng không biết thì có quyền trả lại đất và yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền.
Từ 2025 người chưa nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được cấp, đổi giấy phép lái xe
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định, cơ quan chức năng sẽ không cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm giao thông chưa nộp phạt cũng như không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện vi phạm chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...

Tin mới

Mộc Kim Spa & Beauty - Thư thái với sự kết hợp gội đầu và massage trị liệu tại Quận 1 TP.HCM
Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng? Hãy để Mộc Kim Spa & Beauty trở thành điểm dừng chân lý tưởng giúp bạn tái tạo năng lượng và tận hưởng sự thư thái tuyệt đối. Với không gian đậm chất thiên nhiên, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đỉnh cao và đội ngũ nhân viên tận tâm, Mộc Kim Spa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thư giãn trọn vẹn.
FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.