Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 28/10/2021 11:36 (GMT+7)

TP.HCM dự kiến dạy học trực tiếp tại địa bàn dịch cấp 1, 2

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là nội dung nằm trong tờ trình dự thảo kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại trường học trên địa bàn của Sở GD&ĐT TP.HCM gửi UBND TP.HCM.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet.

Trong tờ trình, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất mở cửa trường học, dạy học trực tiếp, không tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường.

Sở GD-ĐT cho biết giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên bắt đầu học trực tuyến từ ngày 1/9/2021 (trung học) và 8/9/2021 (tiểu học).

Theo dự thảo, chỉ những giáo viên được chích ngừa vắc xin phòng Covid-19 trước 2 tuần mới được bắt đầu vào trường. Giáo viên tiêm đủ liều vắc xin dược phép di chuyển từ nhà đến trường để làm việc.

Đối với mầm non: thời gian đầu chỉ nhận giữ trẻ 1 buổi, không ăn sáng, không bán trú, chia đôi lớp và bố trí lệch buổi. Sau mỗi tuần, Phòng GD-ĐT đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND huyện điều chỉnh phương án theo hướng mở dần (tổ chức ăn sáng, bán trú, bỏ tách lớp...).

Đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: Giao từng trường chủ động xây dựng phương án tổ chức hoạt động nhà trường để linh hoạt thực hiện việc dạy học phù hợp với quy định cấp độ dịch tại địa phương nơi trường trú đóng và được Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 đánh giá an toàn.

Với địa bàn có dịch bệnh ở cấp độ 1 và 2.

Những trường ngoài công lập nếu đảm bảo các điều kiện an toàn, có thể bố trí nội trú, bán trú, xe đưa rước học sinh.

Trường học phải đảm bảo giãn cách, đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn trong ngành giáo dục. Nhà trường cũng chuẩn bị hạ tầng công nghệ, trang thiết bị, phương tiện để chuyển sang hình thức dạy trực tuyến khi dịch bệnh phức tạp.

Ở các địa bàn này, trường đại học được tổ chức dạy học trực tiếp nếu đáp ứng bộ tiêu chí an toàn, giảng viên và sinh viên được tiêm đủ liều vaccine.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao)

Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp.

Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, 2, 6, 9, 12.

Để tổ chức học trực tiếp cho học sinh, học viên, sinh viên phải bố trí lệch ca, lệch giờ, không tập trung đông người, giãn cách tối đa, đảm bảo giới hạn về số người học theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong ngành giáo dục do UBND TP ban hành.

Đối với địa bàn được xác định cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình, giao bài tự học.

Mục tiêu đặt ra là đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động giáo dục đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Hiện TP.HCM có 9 quận, huyện đạt cấp 1 (bình thường mới); 12 địa phương cấp 2 (nguy cơ trung bình) và 1 quận ở cấp 3 (nguy cơ cao).

Vùng xanh (cấp độ 1) gồm: Thành phố Thủ Đức, các quận Gò Vấp, Tân Bình, 1, 7, 8, 10, Cần Giờ, Củ Chi.

Vùng vàng (cấp độ 2) gồm quận huyện: 3, 4, 5, 6, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Phú, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh.

Bình Tân là địa phương duy nhất ở vùng cam (cấp độ 3).

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.