Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 14/01/2021 11:47 (GMT+7)

TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho năm học mới

Theo dõi GĐ&PL trên

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi phòng GDĐT các quận, huyện, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông về hướng dẫn chuẩn bị việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2021-2022.

Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu kỹ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (ngày 26/12/2018) của Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình tổng thể và chương trình các môn học.

Ngoài ra, trường học cần phổ biến các clip do Bộ GDĐT và các nhà xuất bản cung cấp, thông tư 25 của Bộ GDĐT quy định việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các văn bản liên quan, tiêu chí lựa chọn SGK của UBND Thành phố cũng như SGK lớp 1, 2 và 6 đã được các nhà xuất bản cung cấp theo danh mục Bộ GDĐT phê duyệt hoặc bản mẫu SGK được đăng tải trên trang thông tin của các nhà xuất bản để lấy ý kiến giáo viên.

Sau khi nghiên cứu các nội dung trên, cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận trong cuộc họp tổ chuyên môn và cuộc họp lựa chọn SGK của trường.

TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho năm học mới - Ảnh 1.
TP.HCM chuẩn bị tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2021-2022 (ảnh minh họa)

Riêng với việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1, Sở chỉ đạo Phòng GDĐT các quận, huyện báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quận, huyện.

Các cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ tổng hợp các kiến nghị của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 (nếu có) và gửi ý kiến bằng văn bản về phòng GDĐT, chậm nhất ngày 15/1. Phòng GDĐT tổng hợp kết quả, gửi về Sở GDĐT chậm nhất là ngày 20/1. Sở yêu cầu việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 được thực hiện như việc đề xuất lựa chọn SGK, gồm 3 bước.

Sở cũng lưu ý, phòng GDĐT quận, huyện tham mưu cho UBND quận, huyện về kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức đề xuất lựa chọn SGK, trong đó có tính đến kinh phí cho SGK dự phòng và sách dùng chung ở thư viện.

Phòng GDĐT quận, huyện báo cáo UBND quận, huyện và Sở GDĐT tổng hợp kết quả lựa chọn SGK của các cơ sở kèm danh mục, dự kiến số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng (bao gồm cả số lượng dự phòng) để đảm bảo có đầy đủ SGK trước khi bắt đầu năm học mới.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?