Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 26/05/2022 21:57 (GMT+7)

TP Cần Thơ: Phẫu thuật thành công bệnh nhân tắc động mạch chủ chậu 2 bên, kèm tắc mạch chi dưới mạn tính

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 26/5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu vừa phẫu thuật thành công cắt túi phình động mạch chủ bụng, bắc hai cầu mạch máu ở bệnh nhân cao tuổi.

Theo đó, bệnh nhân L.A.K., 76 tuổi, ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào khoảng 15h10, ngày 14/5 với tình trạng đau nhức hai chân khoảng 3 tuần, kèm theo đó mạch mu chân hai bên không bắt được. Tiền sử có tăng huyết áp - nhồi máu não cũ - hút thuốc lá. Kết quả chụp cắt lớp vi tính mạch máu có cản quang, siêu âm Doppler mạch máu chi dưới: phình tắc động mạch chủ chậu, tắc động mạch đùi khoeo bên phải do vôi hóa và huyết khối.

hinh-anh-chup-cat-lop-vi-tinh-mach-mau-co-can-quang-1653576130.jpg
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính mạch máu có cản quang.

Các bác sĩ đã hội chẩn với chẩn đoán: Phình tắc động mạch chủ chậu hai bên kèm theo tắc đùi nông chân phải, đây là tổn thương phức tạp, có chỉ định phẫu thuật cắt túi phình động mạch chủ bụng và bắc cầu động mạch chủ đùi hai bên bằng ống ghép mạch máu nhân tạo kèm theo đó bắc cầu động mạch đùi khoeo chân phải bằng tĩnh mạch tự thân.

Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành bộc lộ động mạch chủ bụng dưới thận trở xuống cho đến động mạch chậu hai bên, phình động mạch chủ bụng dạng túi đường kính 5.2cm x 5cm, tắc tại vị trí ngã ba động mạch chủ chậu và tắc động mạch chậu hai bên trên nền xơ vữa rải rác kèm theo huyết khối hình thành mạn tính, tiến hành mở đùi hai bên, bộc lộ động mạch khoeo chân phải trên gối, lấy tĩnh mạch hiển nông chân phải, cắt bỏ túi phình động mạch chủ bụng và sử dụng ống ghép mạch máu nhân tạo chữ Y bắc cầu nối chủ đùi hai bên, chân phải bắc cầu nối đùi khoeo bằng tĩnh mạch tự thân, sau phẫu thuật mạch chày sau hai bên rõ.

Hiện bệnh nhân tĩnh, mạch mu chân hai bên rõ, các ngón chân ấm cử động bình thường, sức khỏe ổn định đang được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu.

benh-nhan-on-dinh-sau-phau-thuat-1653576187.jpg
Bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật.

Theo BSCKII. Trầm Công Chất - Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thông tin, tắc động mạch chủ bụng - động mạch chậu mạn tính phần lớn do xơ vữa động mạch gây nên. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, có thể đi kèm với bệnh lý xơ vữa mạch máu khác, đặc biệt là bệnh động mạch vành. Tắc động mạch chủ bụng dưới thận và động mạch chậu mạn tính do xơ vữa là bệnh thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

Phái nam gặp nhiều hơn phái nữ có lẽ do cách sống, tuổi thường gặp ở người già, điều này cũng đúng với quá trình diễn tiến xơ vữa động mạch. Bệnh nhân hay có tiền căn bệnh lý đi kèm, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tiểu đường, tăng cholesterol máu. Do xơ vữa động mạch là một quá trình toàn thân, nên bệnh có thể đi kèm tắc các động mạch đầu xa của chi dưới. Vì vậy biểu hiện lâm sàng thay đổi với những mức độ thiếu máu nuôi chi khác nhau tùy thuộc mức độ lan tỏa của bệnh, vị trí tắc. Thông thường bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu khi nhập viện.

Tắc động mạch chủ chậu mạn tính nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh. Trong đó, thiếu máu chi dưới là tai biến thường gặp nhất. Thiếu máu chi dưới có thể làm các chi bị hoại tử, người bệnh bị giảm khả năng đi lại, giảm khả năng lao động, thậm chí trở thành tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh nhân bị cắt cụt chi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể lực mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.

Điều trị nội khoa bằng thuốc làm tăng tuần hoàn bàng hệ, giảm loét, giảm chấn thương chi, nhưng chỉ làm chậm diễn tiến bệnh không thay thế được phẫu thuật ở bệnh nhân nặng hơn. Điều trị ngoại khoa có hiệu qủa tốt hơn, ngay cả khi bệnh nhân bị tắc động mạch nhiều đoạn. Những bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo như đái tháo đường, bệnh tim mạch... khi người bệnh có những triệu chứng như: đau cách hồi, biến đổi màu sắc da, teo cơ, lạnh chi, loét không lành nên đến những trung tâm có chuyên khoa về mạch máu để được khám và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.