Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 20/10/2024 08:08 (GMT+7)

Thương bố sống hiu quạnh một mình, tôi đi cửa sau để được rước ông đến ở cùng nhà

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau vài lần thuyết phục chồng bất thành, tôi định buông bỏ thì chợt nhớ đến mẹ chồng.

Từ ngày mẹ mất, bố sống một mình, tự nấu cơm nước ăn mỗi ngày. Nếu bố còn trẻ và khỏe mạnh, tôi sẽ không phải lo lắng gì nhưng giờ ông đã 80 tuổi, đi lại khó khăn, chậm chạm, ăn uống tạm bợ, vườn có gì dùng nấy, quanh năm chỉ ăn cơm với chút rau và đồ ăn mặn.

Tôi có 2 người anh trai, một người, vợ bỏ và phải nuôi con thơ nên kinh tế rất khó khăn. Một anh làm công nhân và đang ở trọ, chị dâu đang nuôi con nhỏ, một mình anh đi làm chỉ đủ tiền nuôi 4 miệng ăn.

Bố mẹ tôi có con muộn, đến lượt các anh tôi lấy vợ muộn, chỉ có tôi là lấy sớm nhất nhà, bây giờ con tôi đều học cấp 2 cả rồi, còn con của các anh chị đang học mẫu giáo với tiểu học.

Về điều kiện kinh tế, gia đình tôi khá giả nhất, có nhà riêng, lương chồng cao, tuổi già của bố không thể trông cậy vào con trai mà chỉ có nhờ vào con gái. Các anh tôi cũng muốn chăm sóc bố nhưng bản thân chưa lo xong, làm sao mà nuôi bố được. Vì thế các anh khuyên tôi thuê người giúp việc chăm sóc bố.

Thương bố sống hiu quạnh một mình, tôi đi “cửa sau” để được rước ông đến ở cùng nhà - 1
Vì thế các anh khuyên tôi thuê người giúp việc chăm sóc bố. (Ảnh minh họa).

Số tiền bỏ ra thuê giúp việc mỗi tháng cũng phải 7 triệu nhưng chưa chắc đã tốt, bởi tôi sợ người làm sẽ uống sữa và thuốc bổ của bố. Cuối cùng tôi bàn với chồng rước ông ngoại ra phố sống cùng nhưng anh không đồng ý, chỉ chấp nhận chi tiền nuôi ông, không muốn đưa bố vợ đến sống cùng vì đó là trách nhiệm của 2 người con trai, không phải của con rể.

Sau vài lần thuyết phục chồng bất thành, tôi định buông bỏ thì chợt nhớ đến mẹ chồng. Tính tình của mẹ chồng tôi rất tốt, thường đi làm từ thiện và rất thương những hoàn cảnh người già nghèo khổ cô đơn. Người ngoài mẹ đối xử tốt như thế, chắc chắn người nhà bà không bao giờ bỏ rơi.

Hôm chủ nhật vừa rồi, tôi qua thăm mẹ chồng và nói tình hình của ông ngoại. Khi biết tôi muốn đón ông ngoại ra phố sống mà bị phản đối, bà nổi giận và gọi chồng tôi đến nói chuyện.

Vừa nhìn thấy mặt chồng tôi, mẹ lớn tiếng trách:

“Mẹ vất vả nuôi con khôn lớn đến từng này rồi mà sao không sáng dạ ra được vậy. Dù cho con làm mỗi ngày tiền tỷ mà không có đạo đức thì cũng bỏ đi. Mẹ nói con rất nhiều rồi, sao con không hiểu gì vậy?”.

Thương bố sống hiu quạnh một mình, tôi đi “cửa sau” để được rước ông đến ở cùng nhà - 2
Hôm chủ nhật vừa rồi, tôi qua thăm mẹ chồng và nói tình hình của ông ngoại. (Ảnh minh họa).

Chồng tôi ngơ ngác không hiểu bản thân đã làm sai điều gì mà bị mẹ mắng nhiều như thế. Khi mẹ nhắc đến bố vợ thì anh mới hiểu ra vấn đề và rất khó chịu với vợ. Anh bảo:

“Mỗi tháng con sẽ bỏ ra 10 triệu nuôi bố vợ, con bất hiếu ở chỗ nào, tại sao vợ vẫn muốn rước ông ra sống cùng thế. Con là rể chứ đâu phải là trai. Mà bố vợ có những 2 người con trai, tại sao con phải chăm sóc ông chứ?”.

Nghe con trai nói, mẹ chồng bực quá, đập mạnh vào vai chồng tôi một cái và nói một tràng:

“Tại sao con lại phân biệt nội ngoại, trai gái thế nhỉ? Con nào có điều kiện hơn thì chăm sóc bố mẹ, sao cứ phải ỉ lại cho con trai vậy? Con đối xử bạc với bố vợ, rồi sau này mẹ già nằm một chỗ chắc cũng thuê người giúp việc, phó thác tuổi già của mẹ cho người ngoài đúng không. Uổng công mẹ vất vả nuôi con khôn lớn ăn học thành người, giờ mẹ về già lại bị con cái coi như gánh nặng”.

Những lời giận dỗi của mẹ chồng đã có tác dụng với chồng tôi thật sự. Anh nói lời xin lỗi bà và đồng ý để tôi đón bố ra phố sống cùng.

Sợ chồng đổi ý, ngay hôm sau, tôi và mẹ chồng cùng về quê đón ông ngoại đến ở cùng. Nhờ có mẹ chồng can thiệp mà tôi có thể chăm sóc được bố tốt hơn. Lòng tốt của bà khiến tôi ghi nhớ cả đời này và tự nhủ sau này sẽ phụng dưỡng bà thật tốt.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.