Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 03/02/2025 15:52 (GMT+7)

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Từ tháng 2/2025, những chính sách giáo dục sẽ có hiệu lực được dư luận quan tâm như: Giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh, ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc.

tm-img-alt
Từ năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT, quy định về thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, có hiệu lực từ ngày 10/2.

Theo đó, nội dung thanh tra gồm ban hành văn bản, quy định quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm; Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác…

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định: Từ ngày 14/2, giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh. Theo Điều 6 Thông tư này, khi giáo viên hoặc tổ chức, cá nhân muốn mở cơ sở dạy thêm thì phải thực hiện những yêu cầu sau: Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật; Công khai các nội dung về môn học, thời lượng dạy thêm, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm, danh sách người dạy, mức thu tiền… tại Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở dạy thêm.

Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ có hiệu lực từ ngày 8/2, nêu rõ, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có 3 buổi thi: Một buổi thi môn Ngữ văn; Một buổi thi môn Toán; Một buổi thi môn tự chọn. Như vậy, so với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh không còn phải thi Ngoại ngữ là môn bắt buộc.

Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, từ ngày 14/2, chỉ tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển và hằng năm chỉ tuyển sinh 1 lần vào cấp THCS. Các tiêu chí xét tuyển sẽ do Sở Giáo dục hướng dẫn cụ thể, bảo đảm xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Theo thông tư, từ năm 2025, sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT, gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Với phương thức thi tuyển, các địa phương thống nhất thực hiện thi 3 môn thi, bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.

Các tỉnh, thành có thể công bố môn thi thứ ba sau khi kết thúc học kỳ I, nhưng không muộn hơn 31/3 hàng năm. Nội dung thi vào lớp 10 nằm trong chương trình giáo dục phổ thông THCS, chủ yếu là lớp 9. Thời gian làm bài của môn Ngữ văn là 120 phút, Toán 90, môn thứ ba 60 hoặc 90 phút, bài thi tổ hợp 90 hoặc 120 phút.

Đối với các trường THPT thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng, môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp của một số môn học còn lại do Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý lựa chọn.

Cùng chuyên mục

Năm 2025 là năm khởi đầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Chiến lược phát triển giáo dục: Đưa đại học Việt Nam thăng hạng quốc tế
Theo Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất thế giới và 5 cơ sở thuộc nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á.
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát quy định dạy thêm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý thông tin phản ánh về quy trình tuyển dụng lao động; đăng ký thuốc; chương trình giáo dục phổ thông (trong đó có quy định về dạy thêm, học thêm).
Để con trẻ thêm yêu ngày Tết cổ truyền
Tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, mang theo những giá trị, triết lý nhân văn cao đẹp mà ông cha ta đã sáng tạo, vun đắp, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ. Chính vì thế, đối với mỗi gia đình, nhà trường, dịp lễ này chính là cơ hội để tăng cường giáo dục con cái, thanh thiếu niên, những bài học đầy về phong tục và nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Tin mới

Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người, trong đó có không ít phụ nữ, bị tăng cân do dư thừa năng lượng, ít vận động. Để giảm cân sau Tết, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp khoa học, hiệu quả và dễ thực hiện để cộng đồng thực hiện.
Quy định mới về tăng điểm ưu tiên vào lớp 10 năm 2025
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học thổ thông. Một trong những điểm mới của Thông tư này đó là thay đổi chính sách cộng điểm đối với học sinh thi vào lớp 10 công lập.