Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/01/2021 16:41 (GMT+7)

Thực hư đoạn video quay lại cảnh máy bay ở Indonesia lao xuống biển đang được lan truyền trên MXH

Theo dõi GĐ&PL trên

Trên mạng xã hội xuất hiện một video ngắn được cho là ghi lại cảnh chiếc máy bay gặp nạn gần đây ở Indonesia lao thẳng xuống biển. Tuy nhiên, sự thật sẽ khiến ai nấy cũng ngỡ ngàng.

Hôm thứ Bảy (9/1), chiếc máy bay Boeing 737-500 của hãng hàng không Indonesia Sriwijaya Air, mang số hiệu SJ182, đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ 4 phút sau khi cất cánh từ Jakarta để đi Pontianak ở tỉnh Tây Kalimantan.

Các nhà chức trách nước này cho biết, máy bay chở theo 62 hành khách, trong đó 12 thành viên phi hành đoàn, tất cả đều là người Indonesia.

Thực hư đoạn video quay lại cảnh máy bay ở Indonesia lao xuống biển đang được lan truyền trên MXH Ảnh 1
Thợ lặn của Hải quân Indonesia đang trục vớt các mảnh vỡ khỏi mặt nước biển trong một chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn gần địa điểm nghi là máy bay Sriwijaya Air gặp nạn, gần cảng Tanjung Priok ở Jakarta, Indonesia, 10/1/2021. (Ảnh: EPA).

Nguồn tin từ CNN cho biết, địa điểm máy bay rơi là quần đảo Thousands ở vùng biển phía Bắc Jakarta, Indonesia.

Ngay sau khi các nhà chức trách của Indonesia xác nhận rằng chiếc máy bay của hãng hàng không Sriwijaya Air gặp nạn, trên mạng xã hội đã xuất hiện một video ngắn ghi lại cảnh một chiếc máy bay gặp nạn lao thẳng xuống biển, theo trang tin tức Liputan6.

Đoạn video này được chú thích là cảnh chiếc máy bay mang số hiệu SJ 182 của hãng hàng không Sriwijaya Air gặp nạn và được cộng đồng mạng chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và YouTube.

Trong số những tài khoản chia sẻ video này có một kênh YouTube mang tên Liarno Piter. Người này đã đăng tải đoạn video với tựa đề "Thời khắc máy bay Sriwijaya Air gặp nạn và được các ngư dân gần đó quay lại". Đoạn video này nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt xem từ cộng đồng.

Thực hư đoạn video quay lại cảnh máy bay ở Indonesia lao xuống biển đang được lan truyền trên MXH Ảnh 2
(Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, theo Liputan6, đoạn video này thực tế đã có từ lâu và không hề liên quan đến chiếc máy bay mang số hiệu SJ 182 của hãng hàng không Indonesia Sriwijaya Air gặp nạn hôm thứ Bảy vừa qua.

Theo Liputan6, dựa trên kết quả tìm kiếm hình ảnh trên công cụ tìm kiếm Yandex, một số video tương tự đã từng được đăng tải lên YouTube.

Thực hư đoạn video quay lại cảnh máy bay ở Indonesia lao xuống biển đang được lan truyền trên MXH Ảnh 3
Dựa trên kết quả tìm kiếm hình ảnh trên công cụ tìm kiếm Yandex, Liputan6 phát hiện một số video tương tự đã từng được đăng tải lên YouTube cách đây nhiều năm. (Ảnh: Liputan6).

Một trong số chúng được đăng tải bởi tài khoản YouTube Channel P145 vào ngày 20 tháng 1 năm 2009, tức gần 12 năm trước. Đoạn video dài 45 giây có tiêu đề "Chuyến bay 961 của Hãng hàng không Ethiopian".

Khi tìm hiểu sâu hơn, Liputan6 được biết đây là vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm 23/11/1996, khi máy bay của hãng Ethiopian Airlines bị cướp và gặp tai nạn ở Ấn Độ Dương".

"Ngày 23/11/1996 là ngày một trong những vụ cướp máy bay thảm khốc nhất đã xảy ra trên bầu trời Ấn Độ Dương. Một chiếc máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines cất cánh từ Addis Ababa, Ethiopia đến Nairobi, Kenya đã bị một nhóm người cướp.

Thực hư đoạn video quay lại cảnh máy bay ở Indonesia lao xuống biển đang được lan truyền trên MXH Ảnh 4
Khoảnh khắc chuyến bay 961 của hãng hàng không Ethiopian lao xuống biển và nổ tung. (Ảnh: Wikipedia).

Nhóm không tặc đã yêu cầu máy bay đổi hành trình sang Australia để tị nạn. Cơ trưởng Leul Abate cố gắng giải thích với những kẻ này rằng máy bay không đủ nhiên liệu để bay đến Australia.

Khi hết nhiên liệu, chiếc Boeing 767 đã lao xuống Ấn Độ Dương. Tổng cộng 125 trong số 175 người có mặt trên chuyến bay được tuyên bố đã thiệt mạng, trong khi 50 người khác, bao gồm 2 tên không tặc, sống sót, theo thông tin của hãng tin tức BBC", Liputan6 dẫn thông tin từ một bài báo.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Tin mới