Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ bảy, 27/01/2024 04:28 (GMT+7)

Thừa Thiên Huế: Định hướng phát triển công nghiệp xanh, bền vững

Theo dõi GĐ&PL trên

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đó là tập trung phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế Bắc - Nam, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển; các trung tâm động lực: thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền. Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể, phương hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đó là tập trung phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm, có tác động lan tỏa và trở thành ngành kinh tế quan trọng gắn với phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của tỉnh như: Công nghiệp thời trang, công nghiệp hỗ trợ dệt may gắn với xây dựng Thừa Thiên Huế thành Trung tâm dệt may khu vực miền Trung - Tây Nguyên; công nghiệp chế biến sâu từ nguồn nguyên liệu cát, thạch anh, mỏ đá vôi, đất sét, than bùn.

tm-img-alt
Hình ảnh Thừa Thiên - Huế (Ảnh minh hoạ).

Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp điện tử, bán dẫn, thiết bị điện tử - viễn thông, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp sản xuất rô-bốt, thiết bị tích hợp vận hành tự động theo giải pháp thông minh, điều khiển từ xa; công nghiệp công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô; công nghiệp luyện kim; công nghiệp chế tác du thuyền, các phương tiện bay, phương tiện giao thông đa dụng, sử dụng năng lượng tái tạo; sản xuất đồ dùng thể thao; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghiệp dược liệu, chế phẩm sinh học, mỹ phẩm, sản xuất thuốc, vắc-xin, thiết bị, sản phẩm y tế; chế biến thực phẩm, chế biến nông, thủy sản.

Phát triển các ngành công nghiệp có liên quan đến di sản, văn hóa, festival, du lịch, các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thiết bị, vật tư phục vụ bảo tồn di tích, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất hàng hóa xa xỉ phẩm, vật dụng, đồ lưu niệm, hàng hóa tiêu dùng khác.

Ưu tiên phát triển một số ngành như sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu; khuyến khích phát triển các sản phẩm đồ uống, công nghiệp luyện kim gắn với cảng biển; sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh như hướng đến phát triển đô thị xanh, không gian khu công nghiệp xanh và bền vững.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đối với phương án phát triển hệ thống khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp, Quy hoạch đã xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển kết cấu hạ tầng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp đảm bảo đồng bộ, hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường theo hướng xanh, bền vững. Ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư có trọng tâm, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu.

Trong đó, phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo hướng bền vững, là trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, ...; là khu kinh tế động lực quan trọng gắn kết với các tỉnh, thành phố trong Vùng động lực miền Trung. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng. Tập trung xúc tiến đầu tư các dự án về hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu công nghiệp công nghệ cao, khu đô thị Chân Mây; Đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đến thị trấn Phú Lộc, các xã ven biển huyện Phú Lộc hiện hữu) đạt tiêu chí đô thị loại III.

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt: Là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng và một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Huy động vốn đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp Hương Lâm nằm trong khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, quy mô 140 ha để tạo việc làm cho lao động địa phương, tạo đầu ra cho nông lâm sản của địa phương và tăng cường giao thương quốc tế với nước bạn Lào.

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng sản xuất sạch, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, cộng sinh công nghiệp, hướng tới tiêu chí khu công nghiệp sinh thái. Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp phù hợp với điều kiện và phát huy lợi thế từng khu vực như: quy hoạch mới KCN – đô thị - dịch vụ Lộc Sơn, Phú Lộc có quy mô khoảng 1.500 ha; KCN – đô thị - dịch vụ Phong Điền (Phong Điền, Quảng Điền) có quy mô khoảng 1.200 ha; mở rộng các KCN trong các khu kinh tế theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; đến năm 2030, có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 6.937,47 ha.

Về phát triển các cụm công nghiệp, Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030 có 27 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.330,1 ha; đảm bảo sử dụng nguồn lực đất đai tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Nhìn chung, việc phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế được định hướng theo tính chất hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế; hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng.

Cùng chuyên mục

Miền Bắc lại sắp rét dưới 13 độ C
Theo dự báo, từ đêm 12/4, miền Bắc trời chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc từ 16-19 độ, vùng núi cao có nơi dưới 13 độ
Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 diễn ra mới đây, đại diện bộ ngành đã thông tin về việc giải quyết thủ tục hành chính khi xóa bỏ chính quyền địa phương cấp huyện. Đáng chú ý, mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp xã sắp tới sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp.

Tin mới

Hay khát nước giữa đêm báo hiệu điều gì?
Giấc ngủ ban đêm là khoảng thời gian quan trọng để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đánh thức bởi cảm giác khô miệng, khát nước thì đây không đơn thuần chỉ là do thiếu nước.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu
Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai đã quy định rõ trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu.
Cảnh báo lừa đảo tuyển sinh đại học
Để nhận biết dấu hiệu lừa đảo, Công an khuyến cáo người dân cần lưu ý, người gọi thường liên lạc qua điện thoại, mạng xã hội yêu cầu nộp tiền gấp; cung cấp tài khoản cá nhân để chuyển tiền và đưa ra những hứa hẹn phi lý như “đỗ chắc 100%” dù thí sinh chưa qua xét tuyển chính thức.
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Ngày 10/4/2025, Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 - giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 diễn ra mới đây, đại diện bộ ngành đã thông tin về việc giải quyết thủ tục hành chính khi xóa bỏ chính quyền địa phương cấp huyện. Đáng chú ý, mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp xã sắp tới sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp.