Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/03/2021 16:55 (GMT+7)

Thủ đoạn tráo người của đường dây mang thai hộ ở Hà Nội

Theo dõi GĐ&PL trên

Để hợp thức hóa tên tuổi và làm giấy chứng sinh cho cháu bé đúng với tên tuổi của bố mẹ, Trần Thu Huyền (người đứng đầu đường dây mang thai hộ ở Hà Nội) đã dùng chiêu đánh tráo giữa người trong hồ sơ và người đi khám, làm thủ tục sinh sản thực tế.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Trần Thị Huyền (SN 1982, trú tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, Yên Bái) về tội "Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại" theo Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

tm-img-alt

Theo điều tra, ngày 30/9/2020, Cảnh sát kiểm tra hành chính một nhà trọ ở phố Yên Lãng, phát hiện nhiều người phụ nữ không đăng ký tạm trú. Tại trụ sở Công an, qua đấu tranh, lực lượng chức năng làm rõ, Trần Thị Huyền đã tổ chức mang thai hộ cho 2 trường hợp.

Mở rộng điều tra, cảnh sát xác định, ngoài 2 vụ việc trên, Huyền đã thực hiện thành công 4 phi vụ khác, thu lời bất chính.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2018, qua tìm hiểu trên mạng xã hội, thấy nhiều người có nhu cầu mang thai hộ, Huyền đã nảy sinh ý định tìm những người có nhu cầu thuê người mang thai hộ và người nhận đẻ thuê để kết nối họ với nhau. Huyền vào các hội nhóm và đăng bài "tìm người mang thai hộ".

Sau khi đã kết nối thành công, Huyền đứng ra sắp xếp trọn gói, mỗi phi vụ sẽ giao dịch khoảng 400 triệu đồng đối với thai đơn. Số tiền này, người nhận mang thai hộ được hưởng 200 - 230 triệu đồng, trừ tiền chăm sóc trong quá trình thai sản, Huyền được hưởng lợi khoảng 50 triệu đồng.

Để hợp thức hóa tên tuổi và làm giấy chứng sinh cho cháu bé đúng với tên tuổi của bố mẹ, Trần Thị Huyền dùng chiêu "tráo người". Cụ thể, hồ sơ của các mẹ bầu sẽ là tên và thông tin của người cần mang thai hộ; khi đi khám và làm thủ tục để sinh sản thì sẽ tráo người thay thế.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. 

Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại:

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Tuyên án người đàn ông đổ xăng đốt 'vợ hờ'
Ngày 16/4, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Phan Văn Ty (SN 1975, trú xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) 13 năm tù giam về tội “Giết người” và 9 tháng tù giam về tội "Hủy hoại tài sản”.
Truy tố bị can Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và 49 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

Tin mới

Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng.