Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/03/2024 08:00 (GMT+7)

Thông qua Quy hoạch Thủ đô, quyết liệt các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường

Theo dõi GĐ&PL trên

Thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí khu vực đô thị. Chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ khu vực nông thôn, kiểm soát, giảm ô nhiễm từ khí thải, bụi do giao thông, ô nhiễm bụi từ các công trình xây dựng...

Ngày 27/3, tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô để các cơ quan khẩn trương triển khai các bước tiếp theo, trình xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới.

Thành phố Hà Nội sẽ tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch theo giai đoạn 5 năm và hàng năm; cụ thể hóa Quy hoạch bằng những đề án, dự án, chuyên đề, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên gắn với việc cân đối, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm sớm đưa Quy hoạch Thủ đô vào cuộc sống.

Trước đó trong ngày 23/02, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực) đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch Thủ đô theo quy định của Luật Quy hoạch; nhất trí thông qua với kết quả 31/31 phiếu đồng ý (đạt 100%).

tm-img-alt
Hà Nội tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt hệ thống đường sắt đô thị (ảnh: Thế Lợi).

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 có mục tiêu tổng quát: Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế...

"Công tác tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được chỉ đạo triển khai với tinh thần khẩn trương, khoa học, nghiêm túc; huy động được sự tham gia của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước…", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết.

Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị. Khai thác lợi thế không gian mặt nước của hệ thống sông, hồ, rừng để tạo môi trường đô thị xanh, hấp dẫn, phát triển bền vững.

Thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí khu vực đô thị. Chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ khu vực nông thôn, kiểm soát, giảm ô nhiễm từ khí thải, bụi do giao thông, ô nhiễm bụi từ các công trình xây dựng, ô nhiễm từ khí thải các cơ sở công nghiệp, phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy.

tm-img-alt
Thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí khu vực đô thị (ảnh: Thế Lợi).

Về giao thông, phát triển đô thị, nông thôn, Hà Nội tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt hệ thống đường sắt đô thị, đường vành đai, các cầu vượt sông Hồng để tăng cường kết nối các địa phương và giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ của Thủ đô và khu vực nội đô...

Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra tầm nhìn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; là thành phố kết nối toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến.

Quy mô dân số thường trú đến 2050 khoảng 13 - 13,5 triệu người; GRDP bình quân đầu người năm 2050 đạt khoảng 45.000 - 46.000 USD; tỉ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 85% vào năm 2050.

Về dự báo biến động dân số: dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 10,5 triệu người; đến năm 2045 khoảng 12,5 triệu người và đến năm 2050 khoảng 13,0 triệu người. Thành phần dân số khác (dân số quy đổi) đến năm 2030 khoảng 1.450.000 người; đến năm 2045 khoảng 2.100.000 người và đến năm 2050 khoảng 2.500.000 người…

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...