Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/11/2023 09:24 (GMT+7)

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Mong giảm môn thi để bớt áp lực cho học sinh

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo lộ trình triển khai, vào năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên tham dự Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

tm-img-alt

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch công bố phương án thi vào quý IV/2023, song đến ngày 12/11, thông tin về kỳ thi vẫn chưa có. Điều này khiến nhiều giáo viên và học sinh của Hà Nội thấp thỏm, lo lắng.

Chuẩn bị cho kỳ thi đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng, công bố phương án thi để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Có 3 phương án được đưa ra gồm: 4+2, 3+2 và 2+2. Trong đó, phương án 4+2 học sinh phải thi 6 môn, trong đó có 4 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn. Phương án 3+2 học sinh thi 5 môn, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn. Phương án 2+2 học sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn), 2 môn còn lại là tự chọn.

Trong các phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, phương án 2+2 nhận được nhiều ý kiến đồng tình của nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh. Phần lớn các ý kiến cho rằng, phương án thi 4 môn sẽ phù hợp với mục đích của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bởi dù học sinh học theo bộ sách giáo khoa nào thì với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn, thi tốt nghiệp sẽ thỏa mãn nhu cầu học theo năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của thí sinh. Hơn nữa, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã thay đổi từ sách giáo khoa, nội dung bài học, phương pháp dạy và học nên việc kiểm tra, đánh giá và thi cũng cần thay đổi.

Bà Vũ Ánh Nguyệt, phụ huynh học sinh Trường Trung học Phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình) cho rằng, năm 2025, lứa học sinh đầu tiên thi theo chương trình mới nên phương án thi cần được công bố sớm để tránh tâm lý lo lắng cho học sinh và gia đình các em. Việc giảm còn 4 môn thi có nhiều lợi ích, vừa giảm áp lực cho học sinh và gia đình, vừa giảm chi phí tổ chức kỳ thi.

Có con học lớp 11 Trường Trung học Phổ thông Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), bà Đinh Thị Vân ủng hộ phương án 2+2. Bà Vân cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên sớm công bố phương án thi để các gia đình và học sinh có kế hoạch học và ôn tập phù hợp, các con sẽ dành thời gian tập trung nhiều hơn cho các môn học đúng sở trường và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Trước sự lo lắng, thấp thỏm của học sinh và gia đình khi phương án thi chưa được công bố, nhiều cán bộ, giáo viên Trung học Phổ thông cho rằng, học sinh và gia đình không nên quá lo lắng bởi có thể kỳ thi năm 2025 chỉ thay đổi về số môn thi. Ngoài ra, việc giảng dạy và làm quen với kỳ thi cũng đã được nhiều trường chủ động triển khai cho học sinh khối 11.

Theo Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, để kịp thời có thông tin về tình hình dạy học cũng như giúp học sinh lớp 11 làm quen với kỳ thi, nhà trường đã tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ theo khối với các môn học bắt buộc. Còn với môn học tự chọn, học sinh được làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ theo lớp. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi, nhà trường sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, khảo sát thường xuyên hơn và trên quy mô toàn khối, qua đó kịp thời có những điều chỉnh trong tổ chức dạy học và hỗ trợ học sinh.

Cô Cao Thanh Hà, giáo viên môn tiếng Anh, Trường Trung học Phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cũng cho biết: “Phương án 2+2 giảm áp lực nhiều nhất cho học sinh, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu các cơ sở giáo dục Đại học có thể sử dụng kết quả làm dữ liệu để tuyển sinh. Tuy nhiên, dù phương án cuối cùng là gì thì trước mắt học sinh vẫn cần yên tâm học tập đều các môn, không nên chủ quan để có kết quả tốt, thêm cơ hội xét tuyển vào Đại học bởi có khá nhiều trường vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ hoặc học bạ kết hợp dữ liệu khác”.

Để chuẩn bị cho Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025, Trường Phổ thông võ thuật Bảo Long (huyện Gia Lâm) cũng chủ động triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra định kỳ đối với tất cả môn học, trong đó chú trọng các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Bên cạnh đó, nhà trường yêu cầu giáo viên và học sinh không coi nhẹ các môn học khác để đảm bảo việc đào tạo được toàn diện, thực chất, sẵn sàng đáp ứng với phương án thi tốt nghiệp năm 2025.

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất không hạn chế phương thức xét tuyển đại học
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến. Theo đó, dự thảo đề xuất sẽ không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường.
Sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học: Đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo Thông tư nhằm khắc phục những bất cập trong công tác tuyển sinh thời gian qua và đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh.
Tuyển sinh Đại học 2025: Tiếp tục đổi mới để tạo thuận lợi cho thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025. Trong đó, tháo gỡ những bất cập tuyển sinh. Để làm rõ thêm nội dung này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã có trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Ngành Sư phạm và Y dược dự kiến nâng tiêu chuẩn đầu vào ra sao?
Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Tin mới

Morinaga Nutritional Foods Việt Nam ra mắt hương vị mới cho dòng sữa chua không béo ít đường chứa ~ 10 tỷ lợi khuẩn LAC-Shield®
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về những sản phẩm sữa chua giàu dinh dưỡng, giàu lợi khuẩn, không béo, ít đường, tháng 11/2024, Công ty Cổ phần Morinaga Nutritional Foods Việt Nam đã cho ra mắt sản phẩm sữa chua không béo Morinaga nha đam vị đào.
Lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ được tính từ năm 2025
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, trong đó có quy định trường hợp được đóng một lần cho số tháng còn thiếu để hưởng lương hưu và tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.