Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ hai, 26/09/2022 11:28 (GMT+7)

Thái Lan kêu gọi cải tổ hệ thống y tế toàn cầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại Hội nghị thúc đẩy Kế hoạch hành động toàn cầu (GAP) ứng phó với đại dịch COVID-19 diễn ra tại New York (Mỹ), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pradmudwinai đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ kiến trúc y tế toàn cầu.

Thái Lan kêu gọi cải tổ hệ thống y tế toàn cầu

Hội nghị do Mỹ, Tây Ban Nha, Botswana và Bangladesh đồng chủ trì, có sự tham gia của hơn 20 quốc gia và tổ chức quốc tế, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đẩy lùi đại dịch COVID-19 và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó các mối đe dọa đối với sức khỏe con người trong tương lai.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Don Pradmudwinai đã chuyển tải 3 thông điệp của Thái Lan trong việc thúc đẩy đoàn kết và an ninh y tế toàn cầu: Thứ nhất, Thái Lan nỗ lực cải thiện sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông qua chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) để đảm bảo mọi người dân không bị phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Thứ hai, Thái Lan sử dụng mọi nguồn lực để thúc đẩy đào tạo và kêu gọi các bên liên quan tham gia công tác ngăn chặn đại dịch COVID-19, qua đó góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân lực y tế trên toàn cầu. Ông Don Pradmudwinai nêu bật 2 sáng kiến chính của Thái Lan, theo đó phối hợp với các nước láng giềng tổ chức đào tạo thêm các chuyên gia dịch tễ học và tình nguyện viên từ lao động nhập cư để giúp kiểm soát đại dịch; thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED), một tổ chức sẽ góp phần tăng cường năng lực khu vực để ngăn ngừa, chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về y tế mới nổi.

Thông điệp thứ 3 là Thái Lan tái khẳng định cam kết tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong khi tiếp tục nỗ lực để đưa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đi đúng hướng. Ông Don Pradmudwinai cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các kho dự trữ sản phẩm y tế, chú trọng tính bền vững thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo và tái chế chất thải.

Thái Lan khẳng định việc cải cách kiến trúc y tế toàn cầu sẽ góp phần thúc đẩy sự công bằng, toàn diện và gắn kết hơn, đặc biệt cần sớm hoàn tất một hiệp ước mới về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

Cùng chuyên mục

Singapore: Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh
Trong thông báo ngày 2/12, Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết trong tuần từ 19 - 25/11, số ca mắc COVID-19 tại nước này ước tính đã tăng gấp đôi so với tuần trước đó, lên trên 22.000 trường hợp, trong đó 70% là do nhiễm biến thể EG.5 của virus SARS-CoV-2 và dòng phụ HK.3.
Anh đón tuyết rơi sớm nhất trong vòng 15 năm
Khu vực Đông Nam vùng England ngày 30/11 chứng kiến mùa Đông tuyết rơi sớm nhất trong vòng 15 năm. Điều kiện thời tiết bất lợi đã làm gián đoạn các chuyến tàu và khiến nhiều trường học phải đóng cửa.
Australia chi gần 32 tỷ USD để ứng phó với COVID-19
Viện Y tế và Phúc lợi Australia (AIHW) vừa công bố một phúc trình toàn diện, tiết lộ tổng số tiền mà quốc gia châu Đại Dương này đã chi cho hệ thống y tế để ứng phó với dịch COVID-19 từ giai đoạn năm 2019-2020 đến 2021-2022 là gần 48 tỷ AUD (khoảng hơn 32 tỷ USD), chiếm 7,2% tổng số tiền chi tiêu cho ngành y tế nói chung trong giai đoạn này.

Tin mới

Từ 01/01/2024, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thường trú, tạm trú qua VNeID được thực hiện thế nào?
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2021/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư số 57/2021/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú.