Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/11/2020 16:48 (GMT+7)

Thái Bình: 'Khóc ròng' kết quả kiểm tra trại lợn bức tử môi trường

Theo dõi GĐ&PL trên

Dù UBND huyện Hưng Hà (Thái Bình) huy động cả bộ máy công quyền vào cuộc kiểm tra 1 trại lợn bị tố gây ô nhiễm môi trường, nhưng kết quả kiểm tra của cơ quan này lại khiến người dân thất vọng.

Trước đó, ngày 14/10/2020, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đăng tải bài viết “Hưng Hà – Thái Bình: Trang trại nuôi lợn “bức tử” môi trường?”, phản ánh việc: Hơn nửa thập kỷ qua, hàng trăm hộ dân xã Minh Khai, (huyện Hưng Hà, Thái Bình) bức xúc, kêu cứu vì luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường từ trang trại nuôi lợn Đức Minh.

Đến ngày 16/10/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình (TN&MT) ban hành Văn bản số 2719/STNMT-CCBVMT về việc giải quyết ô nhiễm môi trường theo nội dung phản ánh bài viết trên.

Toàn cảnh Trang trại trồng cây và chăn nuôi tổng hợp của hộ gia đình ông Phạm Tiến Văn (hay còn gọi là Trại lợn Đức Minh).

Kết quả kiểm tra gây thất vọng…

Thực hiện văn bản nêu trên của Sở TN&MT Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà đã chỉ đạo các phòng, ngành và UBND xã Minh Khai kiểm tra hồ sơ, thủ tục hành chính và hiện trạng Trang trại trồng cây và chăn nuôi tổng hợp (hay còn gọi là Trại lợn Đức Minh) của hộ gia đình ông Phạm Tiến Văn tại thôn Tuy Lai, xã Minh Khai.

Ngày 4/11/2020, UBND huyện Hưng Hà ban hành Báo cáo số 218/BC-UBND về kết quả kiểm tra, xác minh việc xả thải của Trang trại chăn nuôi tại xã Minh Khai. Kết quả kiểm tra thể hiện:

Trang trại này được UBND huyện Hưng Hà chấp thuận đầu tư dự án với quy mô: 60 tấn gà, 400 đầu gia súc, 40 tấn cá và 50 tấn cam, với diện tích: 50.000m2. Trang trại đi vào hoạt động: tháng 1/2016.

Về thủ tục đất đai, môi trường và xây dựng: Trang trại của ông Phạm Tiến Văn được UBND huyện Hưng Hà cho thuê đất tại Quyết định 7368/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 với diện tích 48.635 m2. Về nghĩa vụ tài chính ông Văn đã nộp đầy đủ theo quy định. Trang trại được UBND huyện Hưng Hà cấp xác nhận Cam kết bảo vệ môi trường số 40/UBND-TNMT ngày 27/3/2015.

Báo cáo số 218/BC-UBND của UBND huyện Hưng Hà bị người dân phản tỏ rõ sự không đồng tình khi cho rằng kết luận kiểm tra chưa thực sự khách quan, có dấu hiệu “tiếp tay” cho sai phạm đối với chủ Trang trại.

Đáng chú ý, theo kết quả kiểm tra hiện trạng tại thời điểm kiểm tra Trang trại chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định.

Trang trại có 01 đường ống xả thải ra sông Tiên Hưng, tại thời điểm kiểm tra không thấy có nước xả thải ra, theo như lời ông Văn báo cáo nước thải xả ra sông chủ yếu là nước rửa chuồng sau khi xuất bán lợn…

Sau khi nhận được báo cáo trên chúng tôi thật sự bất ngờ về kết quả kiểm tra này. Bởi theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng huyện Hưng Hà, đã không phát hiện việc gây ô nhiễm môi trường từ trang trại này như nhân dân và báo chí phản ánh (?!)

Thế nhưng, cần phải nhắc lại rằng, UBND huyện Hưng Hà thực hiện việc kiểm tra, xác minh sự việc theo nội dung thông tin Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử phản ánh. Vì vậy, việc chính quyền huyện Hưng Hà chỉ đưa ra kết luận về nội dung như: “…tại thời điểm kiểm tra không thấy có nước xả thải ra”, và dẫn lời ông Phạm Tiến Văn, chủ trang trại để kết luận về nguồn nước xả thải: “…nước thải xả ra sông chủ yếu là nước rửa chuồng sau khi xuất bán lợn”, là chưa thực sự khách quan và đầy đủ nội dung phản ánh.

Bởi lẽ, ngoài việc phản ánh trang trại xả thải trực tiếp ra sông Tiên Hưng, người dân còn “tố” mùi hôi thối nồng nặc phát tán từ trại lợn khiến họ không thể chịu nổi, làm cho nhà nhà phải “cửa đóng then cài”, thậm chí người dân phải đeo khẩu trang khi đi ngủ. Nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao, nội dung quan trọng này lại không được nhắc tới trong bản báo cáo của UBND huyện Hưng Hà. Có lẽ nào đoàn kiểm tra lại “quên” xác minh, hay tại thời điểm kiểm tra thì trang trại này không “bốc mùi”?

Đánh giá về nội dung báo cáo trên, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Nguyễn Văn N., người sống gần trại lợn cho biết: “Người dân chúng tôi rất băn khoăn về kết quả kiểm tra của lực lượng chức năng huyện Hưng Hà, đối với trại lợn của ông Văn. Nội dung kết luận chưa khách quan, còn chung chung, thiếu trách nhiệm”.

Ông Nguyễn Văn N. viện dẫn: “Lẽ ra, khi đã xác định trại lợn có 01 ống cống xả thải ra sông Tiên Hưng, thì phải lấy mẫu nước tại khu vực xả thải này để kiểm tra, từ đó mới có cơ sở kết luận nguồn nước ở đây có bị ô nhiễm và có đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hay không. Việc đoàn kiểm tra chỉ kết luận tại thời kiểm tra không thấy có nước xả thải ra, là làm chưa hết trách nhiệm. Kết luận như vậy là vội vàng”.

Dấu hiệu dung túng cho sai phạm

Tiếp đó, từ kết quả kiểm tra trên UBND huyện Hưng Hà đưa ra giải pháp trong thời gian tới đối với chủ trang trại: Yêu cầu ông Phạm Tiến Văn trong thời gian tới cần tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường tại trang trại như, kiểm tra lại hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, hầm bioga; Tăng cường vệ sinh trang trại, thường xuyên phun chế phẩm sinh học để khử mùi; Tăng cường trồng cây xanh xung quanh trang trại; Nghiêm túc chấp hành việc xử lý chất thải chăn nuôi theo đúng như cam kết trong bản Kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt, và các quy định hiện hành về môi trường.

Về phía chủ trang trại, ông Phạm Tiến Văn cam kết: Sẽ tăng cường công tác xử lý chất thải, không xả chất thải chưa qua qua xử lý ra ngoài môi trường, thường xuyên vệ sinh chuồng trạị, phun thuốc khử trùng đảm bảo không làm phát sinh mùi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Qua nghiên cứu nội dung này, chúng tôi thấy rõ dấu hiệu của việc “bao che” cho sai phạm của chính quyền huyện Hưng Hà đối với chủ trang trại. Cụ thể:

Theo kết quả kiểm tra: “Tại thời điểm kiểm tra trang trại chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định”. Mặc dù khẳng định rõ vi phạm của trang trại là vậy, nhưng khi đưa ra giải pháp thì UBND huyện Hưng Hà lại không hề đề cập, hay yêu cầu chủ trang trại phải nghiêm túc thực hiện việc quan trắc định kỳ theo quy định (?!).

Và tất nhiên, việc xử lý vi phạm hành chính với lỗi “chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định” của chủ trang trại vì thế mà bị “bỏ quên”.

Điều này vi phạm nghiêm trọng khoản 7, điều 12, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Cụ thể, hành vi vi phạm quy định về thực hiện giám sát môi trường (quan trắc môi trường) bao gồm: quan trắc tự động liên tục với nước thải và khí thải; quan trắc môi trường xung quanh; giám sát chất thải định kỳ và các hành vi vi phạm khác về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ và sản xuất.

Với nội dung báo cáo kết qủa kiểm tra sự việc trên của UBND huyện Hưng Hà, chưa đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của người dân địa phương, cũng như dư luận xã hội. Để tránh đơn thư vượt cấp, kéo dài và đặc biệt để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây, rất cần sự quan tâm vào cuộc của lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, xác minh làm rõ những “vấn đề” về môi trường tại trại lợn của ông Phạm Tiến Văn.

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc. Điều đáng nói là bà Tô Thị Cư (con của cụ Tích và cụ Dốn) lại có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cấ
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới

Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể, vì sao?
Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết đã chính thức thông báo giải thể. Tuy nhiên, thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" nổi tiếng trên mạng xã hội với các nội dung ẩm thực dân dã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới mô hình mới.
Làn sóng “chốt đơn” tại Vinhomes Green City sau công bố chính sách bán hàng
Ngay sau khi công bố chính sách giãn xây 2 năm, Vinhomes Green City (Đức Hòa, Long An) đã chứng kiến một làn sóng đầu tư sôi động. Từ các trung tâm lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… dòng vốn đang đổ mạnh về khu Tây Bắc, nơi một căn nhà phố chỉ từ 4,79 tỷ đồng có thể “cân” cả nhu cầu an cư lẫn kinh doanh.
Vũng Tàu: Từ “Cap Saint-Jacques” đến thiên đường nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt “đại bàng” Sun Group, Vingroup…, Vũng Tàu đang đứng trước vận hội mới, hứa hẹn chuyển mình ngoạn mục để trở thành điểm đến nghỉ dưỡng – du lịch văn hoá đẳng cấp quốc tế.
Chi hàng chục triệu đồng mua sữa tăng chiều cao HIUP 27 “ép” con uống, bố mẹ tá hoả vì là hàng giả
“Tôi đau lòng quá. Đau lòng vì tôi đã cả tin để ép con mình uống. Càng phẫn uất hơn khi hàng loạt người nổi tiếng quảng cáo thổi phồng sự thật dẫn đến hàng triệu bà mẹ ở Việt Nam như tôi đã mua và cho con dùng. Giờ ai chịu trách nhiệm với con tôi đây. Trời ơi là trời!”.