Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 16/09/2022 15:44 (GMT+7)

Tấc cả các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển đầu vào năm 2022

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngay sau khi hoàn thành việc tải kết quả này, nhiều trường đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Sau 6 lần lọc ảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả kết quả chính thức cho các trường đại học. Ngay sau khi hoàn thành việc tải kết quả này, nhiều trường đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 năm 2022 từ nay đến trước 17h ngày 17/9.

Tính đến 5h ngày 16/9, gần 200 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn năm 2022.

Đến thời điểm hiện tại, mức điểm cao nhất thuộc về Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), với 29,95 điểm - tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) thuộc ngành: Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng. Năm nay, ngành Báo chí của trường này cũng có mức điểm chuẩn lên đến 29,9 điểm.

Các ngành khác xét tuyển bằng tổ hợp C00 ở một số trường khác cũng rất cao. Đơn cử như: Trường ĐH Luật Hà Nội, ngành Luật kinh tế lấy 29,5 điểm. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có điểm chuẩn 28,5 ở 3 ngành: Giáo dục chính trị, Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử.

Đáng chú ý, nhóm ngành Sư phạm đã vươn lên xếp ở vị trí số 2 trong top các ngành có mức điểm chuẩn cao nhất năm nay.

Điểm chuẩn của ĐH Hồng Đức năm 2022 gần chạm trần. Hai ngành có mức điểm trúng tuyển cao nhất là ĐH sư phạm Ngữ văn chất lượng cao và ĐH sư phạm Lịch sử chất lượng cao là 39,92 điểm (thang điểm 40). Ngoài ra, ngành ĐH sư phạm Lịch sử có điểm chuẩn đạt mức 29,75 điểm (thang điểm 30).

Điểm chuẩn của ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2022 cũng tăng cao, ngành Giáo dục tiểu học có điểm chuẩn là 28,55.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Xếp thứ 3 là nhóm ngành Công nghệ thông tin. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin của ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đang có điểm chuẩn cao nhất trong số các trường kỹ thuật đến thời điểm này với 29,15 điểm. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin (Việt - Nhật) tại ĐH Bách khoa Hà Nội là 27,25 điểm; ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) lấy điểm chuẩn ngành này là 27,9. Như vậy, thí sinh phải đạt trên 9 điểm/môn mới có cơ hội đỗ.

Ngoài ra, điểm chuẩn của khối ngành Kinh tế, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kiểm toán, Thương mại điện tử, Marketing... cũng có điểm chuẩn cao, dao động trong khoảng 28-28,20 điểm.

Điểm trúng tuyển nhóm ngành Y Dược tại các trường đại học giảm sâu. Trong đó, điểm chuẩn ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) dao động từ 24,25 đến 27,3, giảm so với năm ngoái từ 0,85-1,15 điểm.

Điểm chuẩn trúng tuyển ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm nay dao động từ 19-25,4 điểm. Trong đó, ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất trường với 25,4 điểm (giảm 0,7 so với năm 2021). Tiếp theo là ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học với 22 điểm (giảm 1,9 so với năm 2021). Ngành Điều dưỡng có điểm chuẩn thấp nhất là 19 điểm và giảm 2 điểm so với năm 2021.

Với ĐH Y tế Công cộng, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm chuẩn năm nay của trường nằm trong khoảng 15-21,5 điểm, giảm gần 2 điểm so với năm 2021 ở hai ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng và ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.

Đặc biệt, điểm chuẩn của ĐH Y Dược Hải Phòng năm nay rơi vào 19,1-26,2 điểm, giảm 0,6-3 điểm so với năm 2021. Đặc biệt, có 3 ngành Điều dưỡng, Y dược dự phòng và Y học cổ truyền giảm 2-3 điểm về sát điểm sàn.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).