Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/01/2023 09:29 (GMT+7)

Sử dụng pháo điện có tiếng nổ có vi phạm pháp luật?

Theo dõi GĐ&PL trên

Sử dụng pháo điện có tiếng nổ có vi phạm pháp luật không và pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Trong đó, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Còn pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Trong khi đó, pháo điện là loại pháo thường được sử dụng trong các lễ hội và sự kiện trong nước như các hiệu ứng sân khấu, hiệu ứng trong các sự kiện. Cấu tạo bên trong của pháo điện không bao gồm thuốc pháo, mà có 01 dây kíp sẽ được kích bằng pin để nổ. Như vậy, nếu theo quy định trên, loại pháo điện nếu không phát ra tiếng nổ có thể xác định là pháo hoa. Do đó, người dân hoàn toàn được phép sử dụng pháo điện (không có thuốc pháo, không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh nổ khi có tác động của dòng điện) và đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Việc sử dụng pháo điện phải tuân thủ quy định tại Điều 17, Nghị định này như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.

Tuy nhiên, nếu loại pháo điện được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian thì gọi là pháo nổ. Và hành vi sử dụng loại pháo này không thuộc các trường hợp được phép sử dụng (trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ) là vi phạm pháp luật.

Căn cứ vào điểm i, khoản 3 và điểm a, khoản 7, Điều 11, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào sử dụng các loại pháo trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật.

Cùng chuyên mục

Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.