Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 20/02/2022 09:35 (GMT+7)

Sau khi tiếp xúc với F0, cần bao lâu test mới có kết quả chính xác?

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời điểm xét nghiệm Covid-19 để có kết quả chính xác cần tuỳ thuộc vào việc người đó đã tiêm vaccine phòng chống Covid-19 hay chưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần test Covid-19.

Sau khi tiếp xúc với F0, cần bao lâu để test chính xác?

Theo Verywell Health, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm Covid-19 bằng bộ test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Nguyên tắc chung là sử dụng phương pháp xét nghiệm nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất.

Sau khi tiếp xúc với F0, cần bao lâu test mới có kết quả chính xác? Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) khuyến cáo mọi người hãy xét nghiêm khi biết hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm Covid-19. Thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, nếu chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48h. Nếu đã tiêm vaccine thì thời gian này là từ 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh, theo CDC Mỹ.

Các chuyên gia lý giải cho điều này là do virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.

Trong thời gian chờ xét nghiệm, dù đã tiêm vaccine hay chưa thì vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cho người khác.

Sau khi tiếp xúc với F0, cần bao lâu test mới có kết quả chính xác? Ảnh 2
Ảnh minh hoạ.

Theo Verywell Health, vaccine hiện tại dù đạt hiệu quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Một người nhiễm dù không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây cho người khác.Các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng.

Đối với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần xét nghiệm PCR.

Khi nào cần thiết phải xét nghiệm?

Trả lời Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Quang Chính, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng cho biết, tùy theo từng giai đoạn, tình hình dịch mà việc ứng xử trong xét nghiệm phát hiện và sàng lọc người người bệnh, người nghi nhiễm bằng các loại xét nghiệm.

Do xét nghiệm PCR chính xác hơn, nhưng thời gian để có kết quả thường lâu, cần sự tham gia của cán bộ y tế, chi phí đắt hơn do liên quan đến máy hóa chất sinh phẩm, trong khi test nhanh kháng nguyên VR SARS-Cov-2 cũng cho kết quả khá chính xác, thời gian nhanh, đặc biệt người dân có thể tự làm tại nhà…

Nếu có kết quả test nhanh dương tính, một số trường hợp người bệnh cần tiến hành xét nghiệm RT-PCR, nhằm khẳng định chính xác.

Sau khi tiếp xúc với F0, cần bao lâu test mới có kết quả chính xác? Ảnh 3

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, xét nghiệm PCR và test nhanh đều có giá trị chẩn đoán tình trạng nhiễm SARS-CoV-2, nên khi cộng đồng có nhiều ca bệnh như hiện nay, có thể sử dụng test nhanh để phát hiện bệnh.

Nhưng test nhanh phải có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc nguồn lây, vùng dịch tễ, triệu chứng… khiấy, làm test nhanh mới cho giá trị và kết quả chính xác. Trường hợp đang bình thường, không có yếu tố dịch tễ, xét nghiệm nhiều lần sẽ lãng phí.

Theo ông Chính test nhanh phải phối hợp với các yếu tố trên mới sử dụng và cho kết quả có giá trị. Không được lạm dụng vì gây tốn kém cho cá nhân, gia đình và xã hội, gây rác thải nhựa, tạo nguồn lây bệnh ra môi trường…

Việc sử dụng nhiều, nhu cầu xã hội tăng cao, làm giới đầu cơ buôn bán tăng giá thành, tạo cơn sốt thị trường, tạo điều kiện cho hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng được trà trộn vào thị trường.

Các trường hợp nên thực hiện test nhanh Covid-19, bao gồm:

Tiếp xúc gần (khoảng cách 2m), ở cùng nhà, sinh hoạt và làm việc chung với bệnh nhân F0, người nghi nhiễm F1…

Đang trong quá trình điều trị COVID-19, hoặc cách ly y tế.

Sau khi tiếp xúc với F0, cần bao lâu test mới có kết quả chính xác? Ảnh 4

Từ nước ngoài trở về, khi nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được yêu cầu lấy mẫu test nhanh và đi cách ly.

Khi có các triệu chứng nghi nhiễm virus SARS-CoV-2: sốt, đau họng, ho, khó thở… Khi có chỉ định xét nghiệm sàng lọc, theo yêu cầu của cơ quan chức năng…

Theo đó, hiện tại, việc sử dụng test nhanh chỉ dùng khi cần thiết cho chẩn đoán, kết thúc cách ly, điều trị. Như vậy, một trường hợp F0, F1 chỉ cần dùng 2 lần xét nghiệm vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 để xác định ban đầu và kết thúc điều trị, cách ly.

Cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.

Tin mới

Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.