Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/04/2022 14:28 (GMT+7)

Sau chấn thương vùng đầu, thanh niên chủ quan không đi khám liền rơi vào hôn mê sâu

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày trước khi vào viện người bệnh có hiện tượng đau đầu nhiều, lơ mơ có kèm nôn và được bạn ở cùng phòng đưa đến viện để cấp cứu.

Ngày 6/4/2022, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí có tiếp nhận một người bệnh nam Đ.X.S. 34 tuối trú tại Kim Động – Hưng Yên 34 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê.

Sau chấn thương vùng đầu, thanh niên chủ quan không đi khám liền rơi vào hôn mê sâu
Khối máu tụ của người bệnh (vùng khoanh tròn màu đỏ) trước (hình trái) và sau khi tiến hành phẫu thuật (hình phải). (Ảnh: BVCC).

Theo bạn của người bệnh cho biết trước đó khoảng 4 ngày người bệnh có bị chấn thương vùng đầu. Nhưng do không thấy chảy máu, người bệnh đã chủ quan mà không đi khám và kiểm tra.

Ngày trước khi vào viện người bệnh có hiện tượng đau đầu nhiều, lơ mơ có kèm nôn và được bạn ở cùng phòng đưa đến viện để cấp cứu.

Theo BSCKI. Lê Văn Hiếu – Phó Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện cho biết: khi nhập viện người bệnh đã hôn mê, đồng tử trái giãn tối đa.

Trên hình ảnh Chụp CT-Sanner sọ não cho thấy có khối máu tụ ngoài màng cứng thái dương trái số lượng nhiều. Sau khi tiến hành hội chẩn, chúng tôi đã quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu lấy khối máu tụ để cứu sống người bệnh.

Do gia đình người bệnh ở xa chưa thể có mặt ngay, kíp phẫu thuật đã hội chẩn và xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện đồng thời thông báo tình trạng bệnh cho người nhà người bệnh qua điện thoại.

Nhờ sự phẫu thuật kịp thời và sự tin tưởng từ phía người nhà, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Các bác sĩ đã tiến hành lấy khối máu tụ và giải ép não cho người bệnh.

Hiện người bệnh tỉnh táo, còn yếu nửa người phải. Sau khi hậu phẫu, người bệnh cần tiến hành tập phục hồi chức năng để có thể vận động linh hoạt được.

Cũng theo bác sĩ Bệnh viện cho biết đối với các chấn thương vùng đầu kể cả các chấn thương không chảy máu, người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi kiểm tra.

Bởi nếu xảy ra tình trạng chảy máu não hoặc tụ máu não, người bệnh sẽ nhanh chóng rơi vào hôn mê, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân lao phát hiện muộn
Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng, chống lao.
Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.

Tin mới

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).