Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 09/10/2021 12:00 (GMT+7)

Sau 10 năm quy hoạch, diện mạo “Thành phố phía Tây” Thủ đô ra sao?

Theo dõi GĐ&PL trên

Sự trỗi dậy của “thành phố phía Tây” mang lại tầm vóc mới cho đô thị Hà Nội theo mô hình đa cực

Những khu đất bỏ không ở phía Tây Hà Nội chỉ sau 10 năm đã thay da đổi thịt, trở thành một trung tâm mới hiện đại, đáng sống bậc nhất Thủ đô với hạ tầng đồng bộ, tiện ích đủ đầy.

Sự trỗi dậy của “thành phố phía Tây” mang lại tầm vóc mới cho đô thị Hà Nội theo mô hình đa cực.

Diện mạo đô thị Hà Nội đã lột xác ngoạn mục

Tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Sau 10 năm, diện mạo đô thị Hà Nội đã lột xác ngoạn mục, trong đó, khu phía Tây được đánh giá là phát triển thần tốc nhất khi được quy hoạch thành trung tâm hành chính, thương mại quốc gia mới.

Về giao thông, trung tâm mới được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ. Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 - 3,5; trục Lê Văn Lương - Tố Hữu, đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Nguyễn Xiển - Xa La… thông xe, thiết lập một mạng lưới giao thông siêu kết nối. Các dự án trọng điểm như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, buýt nhanh BRT... đều được đặt ở khu phía Tây. Đặc biệt, “tam giác vàng” metro số 5, 6, 7 hình thành ở Tây Mỗ, Đại Mỗ cũng hứa hẹn trở thành “ngòi nổ” kích hoạt sự phát triển bứt phá cho cả khu vực.

Không lâu sau khi Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Khu liên hợp Thể thao Quốc gia đi vào hoạt động, nhiều bộ, ngành cũng “Tây tiến”, như Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Hải quan… Ngoài ra, trung tâm mới phía Tây còn trở thành mảnh đất lành thu hút hàng nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ trong nước và quốc tế. Cùng với đó là “làn sóng” cán bộ công chức nhà nước, lao động chất lượng cao, chuyên gia quốc tế… chuyển dịch về “thành phố phía Tây” an cư.

Về tiện ích xã hội, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các cơ sở y tế, giáo dục cũng mọc lên, tạo nên nhịp sống sôi động không ngừng nghỉ. Đó là gần 1.000 điểm trường học, bệnh viện với nhiều tên tuổi lớn như Hệ thống trường liên cấp Vinschool, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, các Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, Hồng Ngọc, Thu Cúc… quy tụ trong bán kính chỉ 5 - 7 km quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Đặc biệt, trung tâm mới còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của nhiều “đại gia” bất động sản như Vingroup, Vinaconex, Geleximco, BIM Group, Nam Cường… kiến tạo chuỗi đô thị hiện đại, tiện ích đủ đầy như Vinhomes Smart City, Vinhomes Green Bay, Bắc An Khánh, Dương Nội... Cùng với đó, hệ thống khách sạn 5 sao JW Marriott, InterContinental, Grand Plaza và hệ thống trung tâm thương mại hàng đầu như Vincom, Aeon Mall, BigC, Co.op Mart… cũng nườm nượp đổ về trung tâm mới phía Tây. Hơn chục năm trước, nhiều nơi tại Mỹ Đình, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ còn là vùng hoang vu, ít ánh đèn đường thì nay đã “biến hình” trở thành những khu dân cư đông đúc, dịch vụ sầm uất, rực rỡ ánh đèn, nhộn nhịp ngày đêm.

tm-img-alt
Những khu đất bỏ không ở phía Tây Hà Nội chỉ sau 10 năm đã thay da đổi thịt, trở thành một trung tâm mới hiện đại, đáng sống bậc nhất Thủ đô. (Ảnh:Internet).

Phát triển ra ngoài vùng lõi là xu hướng chung của đô thị lớn

Chia sẻ với VOV, KTS.Trần Ngọc Chính- Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam là một trong những chuyên gia chắp bút cho bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội , cho rằng sự lên ngôi của “thành phố phía Tây” tách rời khỏi khu vực phố cổ, trung tâm văn hóa, hành chính cũ, không chỉ giúp giảm tải áp lực hạ tầng, dân số tại Thủ đô mà còn xác lập một định nghĩa mới về “trung tâm thành phố”. Ngoài vị trí địa lý kế cận các công sở, doanh nghiệp, khu sản xuất để cư dân thuận tiện đi học, đi làm hàng ngày thì “trung tâm thành phố” phải là nơi có giao thông kết nối thuận lợi, có diện tích đủ lớn để quy hoạch những dự án hàng trăm hecta và có hạ tầng, tiện ích hiện đại nhằm mang lại điều kiện sống tốt hơn cho cư dân.

Theo KTS. Trần Ngọc Chính, với các yêu cầu này, khu vực nằm giữa vành đai 3 và vành đai 4 là đáp ứng tốt nhất. Trên thế giới, các trung tâm mới thường cách nội đô cũ khoảng 1 - 2 giờ lái xe. Tại Hà Nội, trung tâm mới phía Tây cách khu phố cổ chỉ 30 - 40 phút đi đường là quá lý tưởng. Chưa kể, bây giờ người dân có kinh tế tốt hơn, muốn có điều kiện sinh hoạt cao hơn nên đều tìm đến các trung tâm mới an cư.

“Khi xây dựng một khu đô thị mới có đầy đủ hạ tầng dịch vụ, tiện ích chất lượng cao thì người dân sẵn sàng từ bỏ nơi ở cũ chật hẹp để chuyển đến sống”, ông Chính đánh giá.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, khi chia sẻ trên báo Xây dựng cho rằng, phát triển ra ngoài vùng lõi là xu hướng chung của các đô thị lớn khắp thế giới. Để minh chứng, vị chuyên gia trích dẫn khái niệm “ngưỡng đô thị”, là điểm giới hạn không phát triển thêm được nữa. Tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ xã hội của mỗi đô thị đều có hạn, không thể sinh sôi nhưng dân số lại gia tăng không ngừng. Ngày nay, không thể tìm được trong nội đô cũ diện tích đất đủ lớn để xây dựng một khu đô thị quy mô, đảm bảo chất lượng sống. Do đó, phát triển ra phía ngoài là quy luật không thể đảo ngược

“Tình trạng ô nhiễm môi trường, kẹt xe, hạ tầng quá tải, thiếu trường học, bệnh viện, công viên, nơi vui chơi giải trí… là những lực đẩy cư dân ra phía ngoài, tìm kiếm không gian sống chất lượng hơn. Ngược lại, khu phía ngoài sở hữu đất rộng, không gian thoáng mát, nhiều cây xanh, quan hệ xã hội thân thiện, chuẩn mực sống được nâng cấp… là những lực hút cư dân chuyển dịch về các trung tâm mới”, PGS. Minh Hòa lý giải.

Các chuyên gia cũng cho rằng, sự trỗi dậy của các trung tâm mới với hạ tầng đồng bộ, kiến trúc hiện đại đã khoác cho Thủ đô một tấm áo mới, đồng thời, là động lực để giải bài toán di dân khỏi những trung tầm cũ chật chội, thiếu tốn tiện ích. Chẳng hạn, dù bàn giao chưa đến 2 năm nhưng đại đô thị Vinhomes Smart City (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) đã thu hút 20.000 cư dân về sinh sống. Làn sóng dịch chuyển đó có vai trò quan trọng của nhà phát triển bất đống sản hàng đầu như Vinhomes khi tiên phong kiến tạo các đại đô thị mô hình “thành phố trong lòng thành phố”.

“Đây là mô hình giải quyết được những điểm nghẽn, đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững của đô thị hiện đại”, KTS. Trần Ngọc Chính khẳng định.

Cùng chuyên mục

Công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ mua nhà đất cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 (đều có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024), công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam được phép đầu tư, mua nhà đất tại Việt Nam, đây là những quy định mới so với trước đây. Vậy, để sở hữu nhà đất tại Việt Nam, thì những trường hợp này cần phải làm những thủ tục gì?
Mức thu nhập được mua nhà ở xã hội
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy, năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?
Cảnh báo lừa đảo nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có công văn chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuê hoặc mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo các cá nhân, hộ gia đình cảnh giác với các thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.

Tin mới

Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi các hoạt động vui chơi giải trí công cộng tại Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ
Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone, tỉnh Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh trong 2 ngày 04-05/4 (tức 07-08/3 âm lịch).
Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc”
“Chỉ cần mở cửa bước vào là đã thấy ấm êm, hạnh phúc”, “mua một ngôi nhà thì dễ, mua một không gian sống như Vinhomes mới khó”, “từ các anh bảo vệ cho tới các chị lao công, ai cũng gần gũi như thể người nhà”… những cảm xúc bình dị cho tới niềm hạnh phúc trước đây chưa từng trải nghiệm là chất men khiến mỗi cư dân Vinhomes thêm yêu nơi mình sống hơn mỗi ngày.
Các hình thức thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thông qua hai hình thức: Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập (nếu đáp ứng điều kiện ủy quyền) hoặc trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan Thuế.
Đề xuất thời điểm hưởng lương hưu với người tham gia BHXH tự nguyện
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online. Không nên tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo.
Danh mục mã số các trường THPT công lập tại Hà Nội
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh mục mã số các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025-2026. Học sinh căn cứ danh mục này để điền vào phiếu đăng ký nguyện vọng dự tuyển lớp 10 THPT theo khu vực tuyển sinh.