Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 03/10/2024 06:22 (GMT+7)

Phát hiện bất ngờ đỉnh núi Everest không ngừng cao lên

Theo dõi GĐ&PL trên

Các nhà khoa học ước tính Everest đã cao thêm khoảng 15-50m do sự thay đổi trong hệ thống sông khu vực này, khi sông Kosi hợp nhất với sông Arun cách đây khoảng 89.000 năm trước.

Theo hãng CNN, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện rằng cách đây hàng nghìn năm ở dãy Himalaya, một con sông đã "nuốt chửng" con sông nhỏ hơn và tạo nên quá trình phát triển chiều cao cho đỉnh Everest.

Phát hiện bất ngờ đỉnh núi Everest không ngừng cao lên - Ảnh 1.
Sông Arun, một nhánh của mạng lưới sông Kosi, chảy gần đỉnh Everest. Hàng ngàn năm trước, việc Kosi "chiếm giữ" sông Arun đã dẫn đến những thay đổi về địa chất làm tăng chiều cao của đỉnh Everest. Ảnh:Jiaqi Sun and Jingen Dai

Everest là một trong những ngọn núi cao nhất trên Trái đất, cao 29.031,69 feet (8.848,86 mét) so với mực nước biển. Câu chuyện về nguồn gốc của Everest bắt đầu từ khoảng 40 đến 50 triệu năm trước, khi các khối đất liền trên hai mảng vỏ Trái đất, bao gồm mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu va chạm và làm nhăn địa hình, nâng cao các đỉnh núi đá trong hàng triệu năm để hình thành nên dãy núi Himalaya. Everest là đỉnh cao nhất trong số những đỉnh núi đó.

Vụ va chạm từ xa xưa đã nâng dãy Himalaya lên cao. Tuy nhiên, các phép đo GPS gần đây cho thấy Everest đang phát triển với tốc độ khoảng 0,08 inch (2 mm) mỗi năm, thay vì 0,04 inch (1 mm) mỗi năm như dự kiến. Theo nghiên cứu mới, lực nâng bổ sung này là kết quả của một sự cố địa chất, được ví như hành động "chiếm giữ" sông.

Trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học ngày 30/9 cho biết cách đây khoảng 89.000 năm, sông Kosi ở dãy Himalaya đã lấn một phần của nhánh sông Arun. Quá trình này, được gọi là "chiếm giữ" sông, dẫn đến chuỗi các sự kiện địa chất định hình lại cảnh quan.

Các nhà nghiên cứu nhận định với dòng chảy hạ lưu được tăng cường qua sự kiện "chiếm giữ" sông, hiện tượng xói mòn nhiều đá hơn đã xảy ra ở các thung lũng bên dưới Everest.

Khi khối đá vỡ vụn, các phần khác của dãy Himalaya dịch chuyển lên cao để bù đắp cho sự mất mát. Hành động cân bằng này, được gọi là sự phục hồi đẳng tĩnh, đã nâng Everest và hai đỉnh núi gần đó là Lhotse và Makalu lên cao ít nhất 49 feet (15 mét) và có thể là 164 feet (50 mét). Các tác giả nghiên cứu mô tả bằng cách sử dụng mô hình máy tính.

"Nghiên cứu cho thấy những thay đổi đột ngột trong hệ thống sông có thể có tác động mạnh mẽ đến cảnh quan. Động lực chính thúc đẩy chiều cao của Everest vẫn là va chạm mảng, nhưng phát hiện của chúng tôi bổ sung thêm một mảnh ghép mới trong hệ thống cảnh quan phức tạp này", đồng tác giả Jin-Gen Dai, Giáo sư địa chất tại Đại học Khoa học Trái đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết.

Cảnh quan "lấp lửng"

Mảnh ghép đó làm nổi bật cơ chế hình thành núi từ lâu đã bị bỏ qua. Khi hệ thống sông xói mòn đá, "các đỉnh núi xung quanh thực sự nhô lên do sự phục hồi đàn hồi của lớp vỏ Trái đất. Cảnh quan giống như đang lấp lửng, thấp hơn ở một số nơi nhưng cao hơn ở những nơi khác", ông Dai nói.

Mối liên hệ giữa xói mòn sông và sự nâng đỉnh đã được ghi chép đầy đủ trong các nghiên cứu. Những phát hiện này cũng tìm thấy ở những nơi khác như dãy Alps, Nam Cực và Cao nguyên Colorado.

Theo ông Dai, thông thường, hiện tượng sông đột nhiên thay đổi dòng chảy có thể làm địa hình rung chuyển mạnh mẽ. Sự thay đổi đột ngột này có thể khởi động quá trình xói mòn nhanh chóng, từ đó kích hoạt sự nâng cao của núi thông qua sự phục hồi đẳng tĩnh.

"Những phát hiện này có thể giải quyết hai điểm bất thường ở dãy Himalaya: độ cao bất thường của Everest, Lhotse và Makalu so với các đỉnh núi lân cận và con đường độc đáo mà sông Arun đi từ miền nam Tây Tạng đến sông Kosi ở Nepal", Tiến sĩ Devon A. Orme, phó giáo sư khoa Khoa học Trái đất tại Đại học Bang Montana, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.

Theo Tiến sĩ Orme, bài báo này nêu bật một cách thuyết phục sự tương tác giữa quá trình kiến tạo bề mặt và quá trình hình thành địa hình cao trên Trái đất.

Trong khi một số trường hợp "chiếm giữ" sông và cải tạo cảnh quan bắt đầu từ hàng triệu năm trước, thì một số trường hợp khác vẫn đang diễn ra ngày nay.

Điều này khiến hai khu vực — Namche Barwa ở phía đông và Nanga Parbat ở phía tây — dâng lên khoảng 0,2 đến 0,4 inch (5 đến 10 mm) mỗi năm. Quá trình này liên tục trong hàng triệu năm qua.

Quá trình tiến hóa năng động của Trái đất

Đối với các nhà nghiên cứu, việc khám phá ra sự cao lên đột biến của đỉnh Everest bắt đầu bằng quan sát về dòng chảy bất thường của sông Arun. Hiện tại, sông Arun chảy theo hướng đông - tây ở phần thượng lưu, sau đó rẽ ngoặt 90 độ và chảy về phía nam qua Himalaya. Điều này gợi ý rằng có thể dòng sông đã thay đổi hình dạng gần đây và bị một dòng sông khác "bắt giữ".

Trong một chuyến thám hiểm đến khu vực này, các nhà khoa học cũng tìm thấy trầm tích hồ cổ đại ở lưu vực sông Arun, ám chỉ sự khác biệt trong phân phối nước hàng triệu năm trước.

"Những đặc điểm này cho thấy rằng phần thượng lưu và hạ lưu của con sông có thể không phải lúc nào cũng là một phần của cùng một hệ thống. Điều này ám chỉ đến một sự kiện thu giữ nước sông trong quá khứ", ông Dai cho biết.

So với sự kiện "chiếm nước" sông, xói mòn và nâng cao diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn nhiều, hiện vẫn đang xảy ra với Everest, Lhotse và Makalu.

"Việc tính toán chính xác thời gian phục hồi này là một thách thức. Vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn trong những phép tính này, đặc biệt là về thời gian phục hồi đẳng tĩnh sẽ vẫn tiếp tục", ông Dai cho biết.

Tuy nhiên, sự phát triển chỉ là một phần trong câu chuyện của Everest. Ngay cả khi những tác động kéo dài từ việc va chạm kiến tạo và sau đó là sự phục hồi sẽ đẩy Everest lên cao thì thời tiết khắc nghiệt và chuyển động của sông băng vẫn làm mòn ngọn núi.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu cũng dự báo đỉnh Everest sẽ tiếp tục cao lên.

"Hiểu được nguyên nhân khiến đỉnh Everest cao giúp chúng ta nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về quá trình tiến hóa năng động của Trái đất. Khi chúng ta đối mặt với tương lai khí hậu thay đổi và các kiểu thời tiết thất thường thì việc hiểu được quá trình này cũng phần nào giúp chúng ta dự đoán sự phát triển của hành tinh trong tương lai", ông Dai nói thêm./.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Tin mới

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Chi phí định cư Canada bao nhiêu tiền?
Chi phí định cư Canada là vấn đề cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu cuộc sống mới tại quốc gia này. Thực tế, chi phí định cư Canada bao gồm rất nhiều khoản, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, quý vị khó có thể yên tâm trong hành trình an cư Canada. Bài viết dưới đây tổng hợp chi phí định cư Canada cần thiết để quý vị có thể chuẩn bị cho hành trình sắp tới.
Hướng dẫn mới về giấy khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.