Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/08/2021 11:30 (GMT+7)

Ở nhà quá lâu vì Covid- 19: Luôn mệt mỏi nhưng không đi khám, người đàn ông phát hiện bị hỏng thận

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong thời gian WFH, lúc nào cũng thấy mệt mỏi, chậm trễ đi khám, người đàn ông bị phát hiện suy thận cấp, có nguy cơ phải đối mặt với lọc thận suốt đời.

Làm việc ở nhà tránh Covid-19, phải chú ý nhiều đến sức khỏe

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều công ty đã buộc phải cho nhân viên làm việc online tại nhà (WFH). Nhiều người đã phải tăng khối lượng công việc của mình lên, thời gian chăm sóc sức khỏe của bản thân bị giảm đi, cuộc sống thường nhật không điều độ.

Một người đàn ông ngoài 50 tuổi làm việc trong lĩnh vực công nghệ ở Đài Loan, thời gian gần đây cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở nhà. Một ngày, bỗng nhiên anh cảm thấy không cử động được và nằm yên trên giường. Thấy vậy, người nhà đã bắt anh phải đi khám.

Ở nhà quá lâu vì Covid- 19: Luôn mệt mỏi nhưng không đi khám, người đàn ông phát hiện bị hỏng thận - Ảnh 1.

Kết quả là anh sẽ phải đối mặt với việc chạy thận, và ngay cả gia đình của anh ấy cũng không thể hình dung nổi rằng, làm thế nào một người khỏe mạnh có thể đột nhiên trở thành như thế này?

Bác sĩ phẫu thuật khoa ngoại Trần Vinh Kiên gần đây đã tiết lộ rằng, mệt mỏi về thể chất đôi khi thực sự là do làm việc quá sức, nhưng nếu cảm giác kiệt sức "dù có nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không tốt lên", bạn phải cẩn thận với chứng suy giáp đột ngột. Hoặc các dấu hiệu cảnh báo chức năng gan, thận.

BS Kiên chia sẻ, gần đây anh gặp một người đàn ông ngoài 50 tuổi làm việc trong ngành công nghệ, do dịch bệnh nên anh chỉ làm ở nhà, sau giờ làm việc thì nằm một chỗ, nhưng anh tự cho rằng bản thân rằng mình làm việc quá nhiều nên mệt và từ chối tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Bác sĩ Kiên tiếp tục nói rằng, người trong gia đình đã chứng kiến cảnh người đàn ông đi khập khiễng ở nhà, và "anh ta bắt đầu có vấn đề khi nói chuyện". Gia đình cảm thấy có điều gì đó không ổn, và buộc anh ta đi khám bệnh.

Sau khi đến bệnh viện, anh được lấy máu xét nghiệm chức năng gan thận, chỉ số creatinin bình thường thường là dưới 1,4 mg/dL. Nhưng ngay khi lấy kết quả của người bệnh này thì đã tăng tới 8 mg/dL, đó là suy thận cấp khiến gia đình vô cùng sợ hãi.

Ở nhà quá lâu vì Covid- 19: Luôn mệt mỏi nhưng không đi khám, người đàn ông phát hiện bị hỏng thận - Ảnh 2.
Bác sĩ Kiên nói rằng người đàn ông này sẽ phải đối mặt với số phận buồn khi phải chạy thận.

Chủ quan nghe "bác sĩ Google" có thể làm chậm trễ việc phát hiện bệnh sớm

Bác sĩ Kiên chỉ ra rằng huyết áp của người đàn ông này không ổn định. Ngoài ra, khi anh ấy lên Google tìm kiếm thông tin thì nghe tin đồn rằng "Đừng uống thuốc huyết áp". Vì vậy, creatinine của anh ấy đã tăng lên mức 8 mg/dL".

Cuối cùng, các bác sĩ đã hội chẩn khẩn cấp với khoa thận, sau đó cho rằng cần phải tiếp tục lọc máu.

Bác sĩ Kiên khuyến cáo, nếu có cảm giác mệt mỏi không thể giải thích được mà không thể giảm bớt bằng cách nghỉ ngơi, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Theo số liệu của Khoa Thận Tiết niệu và Giáo dục Sức khỏe Cao Hùng, Đài Loan, khi chức năng thận suy giảm, cơ thể không thể duy trì sự trao đổi chất bình thường, lúc này chất thải trong cơ thể không thể đào thải hết qua nước tiểu nên tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng và biến chứng khác nhau, được gọi là urê huyết/nhiễm độc niệu.

Nhiễm độc niệu ở giai đoạn đầu không có triệu chứng nghiêm trọng, nhưng sau đó, các triệu chứng thường gặp bao gồm mệt mỏi, phù nề chi dưới, giảm lượng nước tiểu, buồn nôn, nôn, chán ăn, ngứa da, khó thở, thiếu máu, v.v.

Ở nhà quá lâu vì Covid- 19: Luôn mệt mỏi nhưng không đi khám, người đàn ông phát hiện bị hỏng thận - Ảnh 3.

Chăm sóc thận tốt là điều bạn nên làm hàng ngày

Bác sĩ chuyên khoa thận học Trần Tuấn Vu (Đài Loan) cũng chia sẻ rằng, thận phải được chăm sóc cẩn thận hàng ngày và công thức "5 chữ" phải thuộc lòng để áp dụng thường xuyên:

Thứ nhất là BỌT: Nước tiểu của lần đi tiểu đầu tiên sau khi ngủ dậy hàng ngày sẽ có nhiều bọt, đợi 10 phút nếu bọt không tan hết (bong bóng không mất đi) thì nghi ngờ có phải bệnh thận hay không.

Thứ hai là PHÙ: khi có hiện tượng phù nề hai chi dưới, nếu dùng ngón tay đè ấn vào, mà phần bị sưng phù không đàn hồi trở lại bình thường ngày, thì hãy nghĩ ngay đến việc thận có vấn đề, để sớm kiểm tra.

Thứ ba là CAO, tức là huyết áp cao, có thể không có lý do gì khiến huyết áp tăng không thể giải thích được.

Thứ tư THIẾU: tức là thiếu máu, do thận tự sản xuất ra EPO erythropoietin, một khi thận không đủ khỏe để sản xuất hồng cầu thì sẽ bị thiếu máu.

Thứ năm là MỆT, khi huyết áp cao kết hợp với thiếu máu thì bệnh nhân sẽ tự nhiên cảm thấy mệt mỏi không thể giải thích được nguyên nhân.

Do vậy, trong thời gian giãn cách vì đại dịch Covid-19 mà bạn phải làm việc tại nhà, hãy ghi nhớ các dấu hiệu trên để kịp thời tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.