Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 29/06/2022 16:13 (GMT+7)

Những triệu chứng cần chú ý cảnh báo đã nhiễm biến chủng BA.5

Theo dõi GĐ&PL trên

Một số khác biệt về triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.4, BA.5 đã xuất hiện từ những dữ liệu sơ bộ. Điểm nổi bật nhất đó chính là người bệnh ít khi bị mất mùi, vị như các biến chủng trước đó.

Chiều 27/6, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Phan Trọng Lân cho biết, Việt Nam đã ghi nhận biến chủng phụ của Omicron là BA.5, có khả năng sẽ lấn lướt các biến chủng cũ. Theo ông, chuyện xâm nhập biến chủng mới là tất yếu khi Việt Nam đang áp dụng các chính sách bình thường mới, mở cửa du lịch, giao thông, đi lại… Khi có xâm nhập chủng mới, ông Lân cảnh báo có thể có nguy cơ lấn lướt chủng cũ. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chủ động giám sát, đề xuất điều chỉnh biện pháp chống dịch phù hợp.

Tại các quốc gia khác, sự có mặt của biến chủng phụ BA.5 cũng được ghi nhận. Khoảng một nửa trong số hơn 100.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày tại Đức là nhiễm biến thể BA.5. Còn tại Mỹ, số ca nhiễm biến thể phụ BA.5 cũng chiếm gần 1/4 số ca mắc COVID-19 và có nguy cơ trở thành biến thể chủ đạo trong thời gian tới. Trên cơ sở sự gia tăng của BA.5 ở Thụy Sĩ, Christian Althaus - nhà dịch tễ học tính toán tại Đại học Bern ước tính rằng khoảng 15% người dân ở nước này sẽ bị nhiễm virus.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Triệu chứng

Theo Medpage Today, BA.4 và BA.5 có tốc độ đột biến nhanh gấp 4 lần Omicron thông thường. Nhiều đột biến hơn đồng nghĩa với việc nó khiến khả năng lây nhiễm nhanh hơn, truyền bệnh dễ hơn, thậm chí là gây bệnh nặng hơn, tử vong cao hơn.

Giới khoa học cũng đã ghi nhận sự hoán đổi bộ gene giữa BA.1 và BA.2, Delta và Omicron trong cùng một bệnh nhân. Các chủng này còn gọi là tái tổ hợp - chủng XE, Deltacron. Điều này có thể xảy ra với BA.4 và BA.5.

Theo New York Times, một số khác biệt về triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.4, BA.5 đã xuất hiện từ những dữ liệu sơ bộ. Điểm nổi bật nhất đó chính là người bệnh ít khi bị mất mùi, vị như các biến chủng trước đó.

Một công trình được công bố vào tháng 12/2021 ở Nam Phi cho thấy người dân tại đây khi nhiễm Omicron thường bị ngứa, đau họng kèm theo nghẹt mũi, ho khan, đau cơ, đặc biệt là đau thắt lưng.

Tuy nhiên, đây cũng là tất cả triệu chứng của người nhiễm Delta, chủng nCoV ban đầu. Các nhà khoa học cho rằng có khả năng triệu chứng của Omicron sẽ giống với Delta hơn là có sự khác biệt đáng kể.

Tóm lại, khi nhiễm biến chủng mới BA.5, người bệnh có thể thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây:

1. Sốt hoặc ớn lạnh

2. Khó chịu

3. Mất khứu giác

4. Ho

5. Mệt mỏi

6. Nghẹt mũi hoặc sổ mũi.

Ngoài các triệu chứng đã đề cập ở trên, CDC cũng đã kêu gọi mọi người cẩn thận với những triệu chứng này:

- Khó thở

- Đau nhức cơ bắp hoặc cơ thể

- Chứng nhức đầu

- Đau họng

- Buồn nôn hoặc ói mửa

- Tiêu chảy

Thời gian ủ bệnh đã rút ngắn

Omicron dường như cũng có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến chủng khác. Những người bị nhiễm Omicron thường phát triển triệu chứng chỉ 3 ngày sau khi nhiễm, ngắn hơn 1-2 ngày so với Delta (4 ngày) và chủng trước đó (5 ngày).

Với sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5, các chuyên gia và tổ chức quốc tế khuyến cáo cần duy trì biện pháp ứng phó như tiêm vắc-xin Covid-19 tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.

Theo các chuyên gia y tế, các loại vắc-xin có hiệu lực bảo vệ khác nhau, nhưng đều giúp giảm tỉ lệ bệnh nặng, ca tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, dịch phức tạp và khả năng gia tăng trở lại. Biến chủng Omicron hiện là chủ yếu nhưng vẫn chưa phải là cuối cùng. WHO khuyến cáo các quốc gia cần duy trì, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm nguy cơ cao và tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa
Sáng 23/4, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.