Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/06/2023 09:17 (GMT+7)

Những quy định thí sinh cần lưu ý trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 27/6, hơn 01 triệu thí sinh trên toàn quốc đến điểm thi làm thủ tục đăng ký dự thi, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 từ ngày 28/6 đến 29/6. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã đưa ra những quy định mà thí sinh cần lưu ý, nắm rõ để không ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Những quy định thí sinh cần lưu ý trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cho biết, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Mặt khác, kết quả này cũng là cơ sở để nhiều trường đại học sử dụng trong xét tuyển đại học, cao đẳng. Theo thống kê, có khoảng trên 60% trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển.

Với tính chất như vậy, định hướng đề thi tốt nghiệp THPT sẽ đảm bảo các mức nhận biết, thông hiểu, thí sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đồng thời, nội dung đề thi sẽ chú ý mức độ vận dụng, vận dụng cao, có tính phân hóa phù hợp là căn cứ để các cơ sở đào tạo đại học sử dụng như một trong các phương thức xét tuyển.

Rút kinh nghiệm một số thí sinh dự thi vào lớp 10 ở Hà Nội vừa qua, nhận được đề thi in mờ nhưng thay vì báo cho giám thị coi thi thí sinh lại làm theo cách thức tự suy luận dẫn tới hiểu nhầm khiến cho việc khắc phục hậu quả rất phức tạp. Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, phải báo cáo ngay với cán bộ trong phòng thi để được xử lý.

Quy chế cũng quy định thí sinh không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Trong bài thi, thí sinh chỉ được viết bằng một màu mực, không được dùng mực màu đỏ.

Được biết, năm 2023 này là năm đầu tiên áp dụng Quy chế mới, chính thức bãi bỏ quy định cho phép thí sinh được mang vào phòng thi "các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác". Thay vào đó là quy định thí sinh "chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý".

Cũng liên quan đến quy định về vật dụng được phép và không được phép mang vào phòng thi, Quy chế mới bãi bỏ hoàn toàn nội dung Quy chế cũ về: "Cấm mang vào phòng thi: giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi".

Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương cho rằng, việc đã có quy định cụ thể chỉ được phép mang những vật dụng nào vào phòng thi có nghĩa là các vật dụng khác không được phép mang vào phòng thi nên không cần thiết phải liệt kê những vật dụng bị cấm.

Ngoài ra, năm 2023 này, Bộ GD&ĐT cũng không có văn bản hướng dẫn các loại máy tính bỏ túi được phép mang vào phòng thi như đã áp dụng hàng chục năm trước. Lý giải về vấn đề này, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cho biết, Bộ GD&ĐT đã tham mưu các bên và quyết định không ban hành danh mục các loại máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi vì thị trường các thiết bị này biến động liên tục nên rất khó để đưa ra danh mục cụ thể.

Cũng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT, thí sinh có trách nhiệm kiểm tra các thông tin cá nhân và bài thi của mình trước, trong giờ làm bài và khi nộp bài. thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi tự luận; thí sinh phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp bất khả kháng, nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì cán bộ coi thi phải báo cán bộ giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện theo quy định; thí sinh chưa được rời khỏi khu vực thi khi di chuyển về phòng chờ theo hướng dẫn của cán bộ giám sát.

Cùng chuyên mục

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, với 4 môn thi, gồm 2 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Việc Bộ Giáo dục và đào tạo công bố Đề thi tham khảo năm nay sớm hơn gần 5 tháng đã giúp nhà trường, giáo viên, học sinh Nghệ An chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.