Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 01/08/2024 11:51 (GMT+7)

Những điều lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Theo dõi GĐ&PL trên

Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh thông thường và giúp trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý ung thư, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe… nhưng không phải ai cũng biết những lưu ý trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo kết qủa chính xác nhất.

Sau khi được bác sỹ chỉ định các cận lâm sàng cần làm thì xét nghiệm máu là nên được ưu tiên làm trước vì thời gian lấy máu xét nghiệm nhanh, sau khi lấy máu xong trong lúc chờ kết quả thì tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêm âm, x quang…

Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm máu

Không nên ăn trước khi xét nghiệm máu

– Hầu hết các xét nghiệm máu, Bác sĩ đều yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn từ 6-8 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu máu. Nguyên nhân là do sau khi thu nạp thức ăn vào cơ thể, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hoá thành được glucose. Ruột sẽ hấp thụ đường và biến đổi thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Chính vì thế, thời điểm sau khi ăn lượng đường trong máu tương đối cao. Nếu tiến hành lấy mẫu máu và xét nghiệm lúc này sẽ không thu được kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

– Bạn nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu để có một kết quả chính xác nhất. Chú ý, nếu phải nhịn ăn trong khoảng thời gian dài 8 – 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm, bạn nên biết thời gian tốt nhất có thể ăn hoặc uống. Nếu được yêu cầu nhịn ăn trong 12 tiếng để làm xét nghiệm vào 9 giờ sáng hôm sau thì bạn nên ăn bữa cuối cùng vào 9 giờ tối hôm trước.

– Có nhiều loại xét nghiệm không yêu cầu bệnh nhân cần nhịn ăn như test VGB, HIV… tuy nhiên nếu bạn không biết mình được chỉ định xét nghiệm gì thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu (cần tham khảo ý kiến bác sỹ về các loại thuốc cần dùng,không dùng trước khi xét nghiệm)

– Nhiều người do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm máu vẫn dùng thuốc theo thói quen. Tuy nhiên họ không hề biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, dẫn đến việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Nếu đang dùng loại thuốc gì, phải thông báo cho thầy thuốc. Những thuốc có thể làm tăng amylase máu bao gồm: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazide, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin.

Không nên uống cà phê, hút thuốc trước khi xét nghiệm máu

– Trước khi xét nghiệm máu, bạn nên tránh dùng uống cà phê, hút thuốc vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm. Uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác ví dụ như đồ uống năng lượng hoặc cola trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu có thể sẽ làm một số kết quả xét nghiệm máu của bạn cao hơn mức bình thường.

– Việc hút thuốc lá hoặc dùng các loại thuốc thông mũi không kê đơn trước khi xét nghiệm máu cũng đem lại kết quả tương tự.

Không nên uống rượu, bia trước khi xét nghiệm máu

– Tăng triglycerid do uống rượu có thể dẫn đến kết quả sai và khiến bạn lo lắng một cách không cần thiết. Do vậy, trước khi làm xét nghiệm mỡ máu 24 giờ, bạn nên kiêng uống rượu và các loại đồ uống có cồn.

– Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo và tránh không nên ăn quá nhiều trước khi xét nghiệm bởi tất cả những việc này đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm triglyceride của bạn.

tm-img-alt

Không nên vận động quá mạnh trước khi đi xét nghiệm máu

– Tình trạng sức khỏe, cảm xúc, tâm lí của bạn sẽ ảnh hưởng đến kết quảxét nghiệm máu. Nếu bạn làm quá sức, cảm xúc mạnh, đang bị sốc, bỏng hay nhiễm trùng thì nồng độ glucose trong máu có thể tăng do cơ thể lúc đó cần nhiều năng lượng nên đẩy nhiều glucose vào máu hơn. Vì vậy, trước khi xét nghiệm máu bạn cần tránh làm những công việc nặng, tránh làm cơ thể mệt.

– Nên nghỉ ngơi trước khi lấy máu xét nghiệm 10 phút* Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất

– Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng. Khi lấy mẫu máu, trong vòng 12 tiếng trước đó cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, rượu chè… Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Đối với các xét nghiệm chất thải của cơ thể:

– Với các loại xét nghiệm này, người bệnh cần phải chuẩn bị chu đáo về dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm. Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy, không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Đối với xét nghiệm phân, người bệnh phải được chuẩn bị trước về tâm lý cũng như dụng cụ đựng bệnh phẩm. Nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh lấy mẫu phân ở những chỗ có nhầy, máu, lỏng…

– Lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu như thế nào?

Bệnh nhân đi một chút nước tiểu, sau đó mới lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn do nhân viên y tế chuẩn bị trước và gửi đi làm xét nghiệm.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản mang nhiều ý nghĩa và được chỉ định thường quy góp phần lớn và chẩn đoán và theo dõi bệnh. Khoa xét nghiệm bệnh viện Ung Bướu Nghệ An luôn cố gắng đảm bảo chất lượng xét nghiệm tốt nhất thì việc tuân thủ các yếu tố trước xét nghiệm của bệnh nhân sẽ góp phần đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác hơn./.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tin mới