Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/03/2024 12:32 (GMT+7)

Những bộ phận bẩn nhất của gà không nên ăn

Theo dõi GĐ&PL trên

Thịt gà là món ăn rất phổ biến, giàu dinh dưỡng và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào ăn vào cũng tốt, tham khảo bài viết sau đây

Khi sơ chế gà, bạn cần lưu ý các bộ phận của thịt gà không nên ăn:

Thứ nhất: Nội tạng gà, các gia đình có thói quen mổ gà giữ lại bộ lòng gà. Về mặt giá trị dinh dưỡng lòng gà nhiều chất đạm, chất béo nhưng đây là bộ phận có nhiều nguy cơ tồn dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại.

tm-img-alt

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe.

Trong đó, gan gà chứa nhiều mầm bệnh tật, tích lũy các kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc. Phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.

Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao, vì vậy phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.

Thứ hai: Phao câu giống như kho chứa vi khuẩn, nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Phao câu cũng là nơi chứa lượng mỡ và cholesterol có thể gây hại cho sức khỏe, tuyệt đối không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn máu mỡ.

tm-img-alt

Thứ ba: Phần dưới da cổ gà chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn.

Thứ tư: Đầu gà là nơi tập trung nhiều chất độc hại, không nên ăn thường xuyên. Đầu gà chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đầu gà còn chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

tm-img-alt

Thứ năm, Chân gà. Đây là bộ phậntiếp xúc rất nhiều với môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là chân gà không được bảo quản tốt, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu ăn phải chân gà có hóa chất thì có thể bị ngộ độc cấp tính và mãn tĩnh dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ, nếu thường xuyên ăn nhiều có khả năng dẫn đến một số căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, suy thận, suy gan.

tm-img-alt

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, đùi và cánh gà hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc tồn dư thuốc trong thịt.

phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gàthịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với thịt đùi.

Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100g ức gà thì có tới 18g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể, hạn chế các rối loạn da, rối loạn tim mạch, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.

tm-img-alt

Trên đây là những chia sẻ về việc ăn thịt gà sao cho khoa học và mang lại hiệu quả nhất. Hãy lưu ý những bộ phận không nên ăn quá nhiều của gà để bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).