Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 14/08/2024 09:29 (GMT+7)

Nhờ em trai pha thuốc hạ sốt, cô gái 19 tuổi suýt tử vong vì uống 9 viên hoà tan

Theo dõi GĐ&PL trên

Tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), tối 11/8, khoa Cấp cứu đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (19 tuổi, Phú Thọ) trong tình trạng mệt lả, đau đầu, chóng mặt sau khi uống 9 viên paracetamol loại 500mg.

Trước đó, bệnh nhân từng mắc Covid-19. Khoảng 12h trưa cùng ngày, bệnh nhân lên cơn sốt cao nên nhờ em trai 5 tuổi pha thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, do không biết nên khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500mg từ tay chị, cậu bé đã hòa tan tất cả vào cốc nước và đưa chị uống.

8 giờ sau khi uống thuốc, bệnh nhân mệt lả, đau đầu, chóng mặt được gia đình đưa đến viện điều trị. Do vượt quá thời gian nên việc rửa dạ dày không còn tác dụng.

Nhờ em trai pha thuốc hạ sốt, cô gái 19 tuổi suýt tử vong vì uống 9 viên hoà tan Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Các bác sĩ dùng thuốc giải độc và thải trừ paracetamol, theo dõi sát các triệu chứng. Sau 2 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.

ThS.BS Nguyễn Thanh Thủy, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho hay, paracetamol có tên khác Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng nhiều trong cộng đồng, loại thuốc này thường có tại các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, rối loạn chức năng đông máu, nặng hơn có thể gây suy đa tạng, hôn mê, thậm chí tử vong.

Cũng theo BS Thuỷ, loại thuốc này thuộc danh mục không kê đơn nên người dân có thể dễ dàng mua thuốc tại bất kỳ cửa hàng nào. Theo khuyến cáo, liều paracetamol đường uống ở người lớn trung bình 0,5-1 g/ lần, 4-6 giờ/ lần, tối đa 4g/ ngày. Liều gây ngộ độc là 150 mg/kg.

Bác sĩ khuyến cáo nếu cần dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia, không uống quá liều quy định. Nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Cùng chuyên mục

Nhiều nguy cơ dịch bệnh lúc chuyển mùa
Trong thời gian chuyển mùa và sau bão lụt, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là ở học sinh tăng cao, với một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, thủy đậu, đau mắt đỏ, ho gà, tay chân miệng... và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Sự thật bất ngờ về đồ ngọt và ung thư
Theo công bố của các nhà nghiên cứu tại Đại học Paris, Pháp trong "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ", việc tiêu thụ nhiều đường và nguy cơ ung thư có liên quan đến nhau.
Xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực bão lụt
Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường.

Tin mới