Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 30/10/2023 14:19 (GMT+7)

Nhà vệ sinh bẩn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Theo dõi GĐ&PL trên

Khu vực nhà vệ sinh là nơi mà mọi người tiếp xúc và dùng chung với nhau. Nếu nhà vệ sinh bẩn sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người.

Nhà vệ sinh bị bẩn do đâu?

Nhà vệ sinh trở nên bẩn và hôi có nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu là do không thực hiện việc dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan như tắc ống cống và lỗ thông hơi bị nghẽn, hầm rút đầy,...

- Do không dọn dẹp thường xuyên. Nhiều gia đình thường không chú ý đến việc vệ sinh dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên. Dẫn đến việc nhà vệ sinh trở nên bị bẩn.

- Ống thoát khí nước bị tắt. Lúc xả nước thải sẽ bị trào ngược và tạo ra mùi khó chịu. Nếu không xử lý, mùi hôi và nước bẩn sẽ bám vào tường, sàn nhà,...

- Tắc/ nghẹt cống thoát nước. Trong quá trình sử dụng, có thể bạn vô tình đánh rơi các vật dụng xuống bên dưới làm cho tắc nghẽn và dẫn đến bẩn nhà vệ sinh.

- Hầm rút bị đầy. Nếu chất thải trong hầm rút không được phân hủy kịp thời, sẽ tạo ra mùi khó chịu lan lên nhà vệ sinh. Từ đó các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ và bám vào các vật dụng trong nhà vệ sinh. Gây ra tình trạng bẩn, ố vàng, nấm mốc và ô nhiễm.

Đầu tiên phải nói đến bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là do vi khuẩn như Salmonella và Campylobacter gây ra. Các loại vi khuẩn này sẽ sinh sản rất nhiều ở điều kiện nhà vệ sinh bị bẩn và sẽ lây nhiễm đến toàn bộ gia đình đặc biệt đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ nhỏ. Triệu chứng căn bệnh này là đau bụng, mất nước, đi ngoài.

Thứ hai là bệnh kiết lỵ. Gây ra bởi vi khuẩn Shigella và Salmonella. Chúng có thể tồn tại trong bồn cầu, chậu rửa tay, rác thải, nước đọng bẩn,... Khi chúng ta sử dụng và không rửa tay sạch. Vi khuẩn có thể lây nhiễm vào cơ thể thông qua đường ăn uống.

Nhà vệ sinh bẩn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Thứ ba, các vi khuẩn có hại trong nhà vệ sinh bẩn có thể bám vào tay của bạn. Khi bạn tiếp xúc với đồ ăn và không rửa tay sạch. Vi khuẩn này có thể xâm nhập và gây ngộ độc.

Thứ tư, nhà vệ sinh bẩn còn gây ra bệnh nhiễm trùng cấp tính trong ruột non. Gây ra tiêu chảy mất nước, tiểu ít và choáng. Bệnh tả thông thường lây lan qua đường phân, môi trường ô nhiễm hoặc trong đất.

Bệnh viêm họng hạt

Vi khuẩn liên cầu được phát hiện trong nhà vệ sinh bẩn là thủ phạm gây ra căn bệnh này. Không những thế đây còn là loại bệnh dễ lây nhiễm vì vậy để hạn chế bạn nên làm sạch phòng vệ sinh thường xuyên.

Bệnh lậu

Là một bệnh xã hội do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, hay còn gọi là gonococcus, gây ra. Bệnh này chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên cũng có thể lây qua tiếp xúc với bệ ngồi bồn cầu.

Bệnh phổi

Đối với những người bị mắc bệnh viêm phổi khi vào nhà vệ sinh bẩn sẽ sản sinh ra mầm bệnh phổi và lây nhiễm cho những người khác. Để điều này không xảy ra cần vệ sinh, khử trùng nhà vệ sinh sạch sẽ.

Nhiễm trùng da

Khi bạn có dấu hiệu mọc mụn nhọt ở mông và hậu môn thì phải đi kiểm tra ngay vì vi khuẩn gây nhiễm trùng da sinh sôi rất nhanh vùng bồn cầu nếu nhà vệ sinh bẩn.

Ngộ độc thực phẩm

Các vi khuẩn có hại trong nhà vệ sinh bẩn sẽ bám vào tay của bạn và khi tiếp xúc với đồ ăn bị tiêu thụ sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc.

Viêm gan A

Virus viêm gan A có rất nhiều trong phân, nước tiểu, nước bọt và môi trường bẩn trong nhà vệ sinh là điều kiện tốt để lây lan, phát tán loại bệnh này.

Có rất nhiều bệnh do nhà vệ sinh bẩn gây ra đặc biệt là những bệnh nhiễm chéo, truyền nhiễm lây từ người sang người. Vì vậy nhà vệ sinh phải được thường xuyên lau chùi, quét dọn để tránh những nguy cơ trên.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).