Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/02/2025 12:07 (GMT+7)

Nguyên tắc sáp nhập hợp nhất tổ chức tín dụng từ 17/02/2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 31/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 62/2024/TT-NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp nhận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 62/2024/TT-NHNN thì nguyên tắc sáp nhập hợp nhất tổ chức tín dụng bao gồm:

- Thực hiện theo thỏa thuận; bảo đảm hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, chủ nợ và các bên liên quan khác trong quá trình sáp nhập, hợp nhất.

- Tuân thủ quy định tại Thông tư 62/2024/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

- Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi Đề án sáp nhập, hợp nhất được cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.

- Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất.

- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị hợp nhất hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng hợp nhất khai trương hoạt động. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, cũng theo khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-NHNN thì sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Hợp nhất tổ chức tín dụng là việc hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.

Thông tư Thông tư 62/2024/TT-NHNN này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/02/2025.

Cùng chuyên mục

Hành trình của giới tinh hoa - từ sở hữu tài sản tới những trải nghiệm thượng lưu
Với giới thượng lưu, sự giàu có không chỉ đo bằng con số mà ở cách tận hưởng cuộc sống. Một kỳ nghỉ theo yêu cầu (bespoke) bên bãi biển riêng tư, một bữa tối do đầu bếp ngôi sao Michelin thiết kế riêng, hay một gói chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ hiện đại…, tất cả đều được cá nhân hoá tạo nên hành trình “sống thịnh vượng” đầy cảm hứng.
Một lần đăng ký - Tiền sinh tiền, lời sinh lời, sống thảnh thơi
Trong cuộc sống hiện đại, tiền nhàn rỗi cần được sử dụng một cách thông minh. Thấu hiểu nhu cầu tối ưu hóa tài chính của khách hàng, VPBank mang đến Super Sinh lời - giải pháp tài chính thông minh giúp khách hàng tận dụng dòng tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, tự động và linh hoạt, giúp gia tăng tài sản mỗi ngày.
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Ngày 24/3/2025, Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ,.đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Tin mới