Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 09/04/2025 13:45 (GMT+7)

Lãi suất ngân hàng sẽ điều chỉnh thế nào trước áp lực thuế quan của Mỹ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Tỷ giá lãi suất là vấn đề tất cả các doanh nghiệp rất quan tâm sau khi Tổng thống Donald Trump công bố sắc lệnh thuế mới.

Trong bối cảnh Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 136,6 tỷ USD trong năm 2024 thì chính sách thuế quan đối ứng mà Tổng thống Trump công bố không chỉ ảnh hưởng đến các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ và thủy sản, mà còn tạo áp lực lớn lên tỷ giá và lãi suất trong nước.

Theo đó, mức thuế 46% sẽ làm tăng giá hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ, khiến sức cạnh tranh giảm đáng kể so với các quốc gia khác như Trung Quốc (thuế 34%), Ấn Độ hay Mexico (thuế thấp hơn). Điều này có thể dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, ước tính từ 20%-30% hoặc hơn, tùy thuộc vào khả năng chuyển hướng sang các thị trường khác.

Với Mỹ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, xuất siêu giảm sẽ gây áp lực lên nguồn cung ngoại tệ, đặc biệt là USD. Trong năm 2024, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt khoảng 123,5 tỷ USD (xuất khẩu 136,6 tỷ USD, nhập khẩu 13,1 tỷ USD). Khi xuất khẩu giảm, cán cân thương mại thu hẹp, nguồn USD (dòng vào) sẽ suy yếu.

Ảnh: VCBS
Ảnh: VCBS.

Chuyên gia cho rằng việc Mỹ áp thuế qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nếu có hiệu lực vào ngày 9/4/2025, sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh như xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Việt Nam có thể phải tăng nhập khẩu từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỷ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng sẽ khiến thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bị thu hẹp đáng kể, có thể khiến tổng xuất siêu của Việt Nam giảm từ mức 24,77 tỷ USD (2024) xuống thấp hơn, gây áp lực lên nguồn cung ngoại tệ.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Lưu Hưng, Giám đốc SSI Research, VND đã giảm giá dần trong thời gian trước, tạo ra một "bộ đệm" nhất định, nên áp lực tỷ giá trong ngắn hạn có thể không quá nghiêm trọng.

Tỷ giá tăng thường đi kèm với áp lực lạm phát, đặc biệt khi Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Nếu VND mất giá, chi phí nhập khẩu tăng, đẩy giá hàng hóa trong nước lên, từ đó tạo áp lực lên lạm phát. Để kiểm soát lạm phát và giữ giá trị VND, Ngân hàng Nhà nước có thể buộc phải tăng lãi suất điều hành. Điều này trái ngược với xu hướng giảm lãi suất trong thời gian gần đây nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, dù đánh giá chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ tác động đến tỷ giá, lãi suất và tăng trưởng tín dụng, nhưng các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Các tổ chức tín dụng cũng dự báo mặt bằng lãi suất huy động vốn bình quân toàn hệ thống duy trì ổn định trong quý II và chỉ tăng 0,02% đối với các kỳ hạn trên 6 tháng, tăng 0,17% với các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống trong cả năm 2025. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân toàn hệ thống được dự báo tiếp tục giảm nhẹ 0,03 - 0,08% trong quý II và cả năm nay..

Cũng theo VCBS, các yếu tố ổn định vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá và lãi suất vẫn sẽ được đảm bảo, song tỷ giá có thể chịu áp lực nhất định trong thời gian tới.

VCBS vẫn kỳ vọng chính sách tiền tệ có thể được điều hành theo chiều hướng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Khác với một số quốc gia có động thái trả đũa ngay lập tức, hiện Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận thận trọng và cân nhắc dài hạn, tránh căng thẳng thương mại.

Cùng chuyên mục

Hành trình của giới tinh hoa - từ sở hữu tài sản tới những trải nghiệm thượng lưu
Với giới thượng lưu, sự giàu có không chỉ đo bằng con số mà ở cách tận hưởng cuộc sống. Một kỳ nghỉ theo yêu cầu (bespoke) bên bãi biển riêng tư, một bữa tối do đầu bếp ngôi sao Michelin thiết kế riêng, hay một gói chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ hiện đại…, tất cả đều được cá nhân hoá tạo nên hành trình “sống thịnh vượng” đầy cảm hứng.
Một lần đăng ký - Tiền sinh tiền, lời sinh lời, sống thảnh thơi
Trong cuộc sống hiện đại, tiền nhàn rỗi cần được sử dụng một cách thông minh. Thấu hiểu nhu cầu tối ưu hóa tài chính của khách hàng, VPBank mang đến Super Sinh lời - giải pháp tài chính thông minh giúp khách hàng tận dụng dòng tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, tự động và linh hoạt, giúp gia tăng tài sản mỗi ngày.
Hai tổ chức tài chính thuộc chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Ngày 24/3/2025, Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ,.đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.

Tin mới