Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 31/01/2025 11:28 (GMT+7)

Ngưỡng nồng độ cồn nào sẽ không bị tước bằng lái xe?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, việc tước bằng lái xe khi vi phạm nồng đồ cồn chỉ áp dụng khi người điều khiểu phương tiện giao thông có ngưỡng nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Khoản 2 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 nêu rõ, việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Do đó, nếu người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 27/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe với mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng đối với xe máy và 40 triệu đồng đối với ô tô.

Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông còn bị trừ điểm giấy phép lái xe hoặc cao nhất là tước bằng lái xe tới 24 tháng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, việc tước bằng lái xe khi vi phạm nồng đồ cồn chỉ áp dụng khi người điều khiểu phương tiện giao thông có ngưỡng nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Còn hai mức còn lại là chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe với số điểm trừ lần lượt của từng ngưỡng là 04 điểm và 10 điểm.

Bên cạnh đó, Nghị định 168/2024/NĐ-CP nêu rõ với ô tô:

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với xe máy:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Trước năm 2025, khi áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cho dù vi phạm về nồng độ cồn ở mức độ nào thì người điều khiển phương tiện giao thông đều sẽ bị tước bằng lái xe, cụ thể:

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Cùng chuyên mục

Hành vi mua xe máy do của các đối tượng trộm cắp để bán hòng trục lợi sẽ bị xử lý như thế nào?
Vừa qua, nhiều trường hợp người dân mua xe máy cũ tại các cửa hàng sửa chữa xe máy, sau đó phát hiện xe của mình mua là do thợ sửa xe mua lại của các đối tượng trộm cắp về thay số khung, số máy rồi bán lại kiếm lời. Vậy, hành vi mua xe máy do của các đối tượng trộm cắp, rồi thay đổi số khung, số máy để bán hòng trục lợi sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc N.Q.T. hỏi.
Có được bán nhà khi đồng sở hữu mất năng lực hành vi dân sự
Việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất không chỉ là một giao dịch tài sản mà còn liên quan đến các quy định pháp luật về quyền sở hữu, đặc biệt khi căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Trong trường hợp một bên mất khả năng nhận thức và hành vi, việc thực hiện các thủ tục pháp lý sẽ trở nên phức tạp hơn. Vậy trong trường hợp này, người đồng sở hữu có thể tự quyết định bán nhà không?

Tin mới

Khám chữa bệnh ngày thứ 7, chủ nhật có được BHYT thanh toán không?
Khi khám bệnh vào ngày thứ bảy, chủ nhật đối với các bệnh viện có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vào ngày nghỉ thì người có BHYT vẫn sẽ được chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT. Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ bảy, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của BHYT trong trường hợp cấp cứu tại khoản 4, Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT.