Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/11/2022 09:31 (GMT+7)

Người phụ nữ bị nhiễm sán dây vì thường xuyên ăn các món khoái khẩu này

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 14/11, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương) tiếp nhận bệnh nhân nữ L.T.S (64 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội). Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán dây.

Bệnh nhân cho hay, trước thời điểm nhập viện một tuần, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn kèm theo đại tiện ra đốt sán, có lúc các đốt sán tự bò ra ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu.

Người phụ nữ này được chỉ định các xét nghiệm và hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm đốt sán. Kết quả xác định bà bị nhiễm sán dây.

Cũng theo người phụ nữ này, bà có thói quen hay ăn thịt bò tái và rau sống.

Người phụ nữ bị nhiễm sán dây vì thường xuyên ăn các món khoái khẩu này Ảnh 1
Người phụ nữ có thói quen hay ăn thịt bò tái, rau sống. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới đều có khả năng mắc bệnh sán dây. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Khi đầu sán bám vào niêm mạc ruột sẽ kích thích gây viêm tại chỗ đồng thời sán tiết ra kháng nguyên vào máu sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu. Kháng thể đặc hiệu có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi nhiễm và tồn tại trong thời gian ngắn.

Các bác sĩ cho biết, người bệnh khi bị nhiễm thường có triệu chứng không điển hình như đau âm ỉ vùng rốn; buồn nôn, nôn khan; táo bón hoặc tiêu chảy; thỉnh thoảng thấy đốt sán bò ra hậu môn hoặc theo phân ra ngoài.

Bệnh sán dây có thể khỏi hoàn toàn khi được chẩn đoán đúng và điều trị thuốc đặc hiệu tại các bệnh viện chuyên khoa. Khi có các triệu chứng bệnh như trên, người dân cần đến các bệnh viện chuyên khoa ký sinh trùng để được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, phòng bệnh sán dây, mọi người cần:

- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước.

- Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường.

- Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.

Cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân lao phát hiện muộn
Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng, chống lao.
Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.