Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ sáu, 28/04/2023 09:37 (GMT+7)

Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được quyền tố cáo?

Theo dõi GĐ&PL trên

Đang trong quá trình bị tạm giam, tạm giữ thì người bị vi phạm có quyền được tố cáo hành vi sai phạm của tổ chức, cá nhân hay không? Pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được quyền tố cáo?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì chưa được xem là tội phạm. Chỉ khi đã chứng minh được họ phạm tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì người bị buộc tội mới được xem là tội phạm.

Người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ bị hạn chế một số quyền như quyền tự do, do chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội họ nên họ vẫn có những quyền cơ bản khác của một công dân, trong đó có quyền khiếu nại hành vi tố tụng, khiếu nại hoặc tố cáo trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ.

Cụ thể tại Điều 60, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bị can đang tạm giam có quyền khiếu nại các quyết định tố tụng liên quan đến mình. Tại Điều 8, Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 nghiêm cấm hành vi: “Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền… khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan”.

Căn cứ theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 9, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: “Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”.

Người bị tạm giữ, tạm giam bị xâm phạm đến các quyền, có thông tin về tội phạm liên quan thì hoàn toàn có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan chức năng.

Cũng theo Luật sư, tại khoản 2, Điều 481, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này. Cơ sở giam giữ khi nhận được đơn tố cáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì phải vào sổ theo dõi; trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo phải chuyển đơn đến Viện Kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo quy định, Viện Kiểm sát có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo về kết luận nội dung tố cáo cho người tố cáo theo yêu cầu.

Vì vậy, người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoàn toàn thực hiện được quyền khiếu nại, tố cáo đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Cùng chuyên mục

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?

Tin mới