Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/01/2024 08:45 (GMT+7)

Người dân được đốt pháo gì trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đốt pháo nổ trái phép bị phạt thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán, một số địa phương bắt đầu xuất hiện tình trạng đốt pháo nổ trái phép cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tránh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2024, một số địa phương đã xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép. Một số bệnh viện tuyến Trung ương đã ghi nhận tình trạng người dân bị thương do đốt pháo nổ trái phép, pháo tự chế.

Người dân được đốt pháo gì trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đốt pháo nổ trái phép bị phạt thế nào? Ảnh 1
Công an cảnh báo hành vi đốt pháo nổ trái phép là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo quy định. (Ảnh minh hoạ).

Trước tình trạng trên, Công an xã Nghĩa Phương, (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cảnh báo, hiện nay ở một số thôn trên địa bàn xã, trong những ngày giáp Tết hoặc thời điểm giao thừa vẫn xuất hiện một số người dân đốt pháo nổ trái phép.

Công an cảnh báo hành vi này là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo quy định.

Người dân được đốt pháo gì trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đốt pháo nổ trái phép bị phạt thế nào? Ảnh 2
Công an xã Nghĩa Phương, (huyện Lục Nam, Bắc Giang), kêu gọi người dân tự giác đến giao nộp các loại pháo nổ trái phép trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cận kề.

Theo Đại Uý Nguyễn Văn Thương, Trưởng Công an xã Nghĩa Phương, (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), cho biết đề phòng xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép diễn ra trên địa bàn, hiện địa phương vẫn đang tích cực vận động, kêu gọi người dân tự giác đến giao nộp các loại pháo nổ trái phép.

Bên cạnh đó, các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ và đồ chơi nguy hiểm cũng được Công an xã Nghĩa Phương vận động người dân giao nộp trong dịp cận Tết Nguyên đán 2024 để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người dân trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho biết theo quy định tại Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ- CP, sửa đổi tại Nghị định 56/2023/NĐ-CP, pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ.

Người dân được đốt pháo gì trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đốt pháo nổ trái phép bị phạt thế nào? Ảnh 3
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Theo đó, pháo được chia làm 2 loại: pháo nổ và pháo hoa.

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm (trừ trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ).

Người dân chỉ được phép sử dụng pháo hoa (pháo không gây tiếng nổ) theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Người dân được đốt pháo gì trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đốt pháo nổ trái phép bị phạt thế nào? Ảnh 4
Một số loại pháo hoa người dân được phép sử dụng. (Ảnh: Nhà máy Z121 - Bộ Quốc phòng).

Như vậy, hành vi sử dụng pháo nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quy định tại điểm i khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Nếu người vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm thuộc một trong các hành vi được liệt kê mục II Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5.000.000 đồng và cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Nếu người sử dụng pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương ứng và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các hậu quả nghiêm trọng do hành vi đốt pháo nổ gây ra.

“Việc mua bán, sử dụng pháo phải tuân thủ theo đúng luật, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của chính bản thân mình và người khác.

Người dân chỉ được phép mua các loại pháo hoa không gây tiếng nổ mà chỉ tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc đẹp mắt, phù hợp với mục đích giải trí do Nhà máy Z121 thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, bao gồm: ống phun nước, cây hoa lửa, cánh hoa xoay, thác nước bạc, giàn phun viên, giàn nhấp nháy,...”, Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ.

Ngoài ra, việc mua và sử dụng pháo hoa phải tuân thủ các quy định về độ tuổi, giấy tờ tùy thân và cách sử dụng an toàn theo quy định.

Luật sư khuyến cáo, để chấn chỉnh hành vi sử dụng pháo trái phép, cần phải quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua – bán trái phép pháo nổ.

“Lực lượng công an cần phối hợp với các cơ quan trong lĩnh vực Thông tin và truyền thông tăng cường tuyên truyền, kiểm soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện những chợ “đen” buôn bán trái phép pháo nổ, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm, xóa bỏ các trang web buôn bán pháo trái phép trên mạng xã hội…

Mỗi người dân cũng cần tự giác nêu cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật, không mua bán, tiêu thụ, đốt pháo trong dịp Tết”, Luật sư chia sẻ thêm.

Cùng chuyên mục

Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?

Tin mới

Biển người đổ về “Hàn Quốc thu nhỏ” K-Town trong ngày khai trương
Hàng vạn tín đồ yêu văn hóa Hàn Quốc đã đổ về phía Đông Hà Nội, tham gia sự kiện khai trương K-Town (Grand World, Ocean City) với chuỗi hoạt động hấp dẫn kéo dài liên tục trong 3 ngày từ 26 - 28/4. Với vô vàn trải nghiệm độc đáo “chuẩn Hàn”, K-Town hứa hẹn trở thành điểm đến được yêu thích bậc nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.