Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 04/04/2023 09:50 (GMT+7)

Người dân cần cảnh giác khi có cuộc gọi lừa đảo bằng video

Theo dõi GĐ&PL trên

Vừa qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế các đối tượng đã dùng công nghệ Deepfake tạo dựng hình ảnh, video nhằm giả mạo các chủ tài khoản mạng xã hội để nhắn tin mượn tiền, chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội.

Chiều 03/04, một lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa qua các đối tượng lừa đảo đã dùng công nghệ Deepfake là một công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi các dữ liệu thông tin hình ảnh của một người dựa theo các đoạn video, hình chụp... của người đó và thay thế vào một cơ thể khác.

tm-img-alt
Hình ảnh minh hoạ.

Được biết, Deepfake sẽ biến khuôn mặt của người A trở nên giống người B nếu nó có đầy đủ các dữ liệu khuôn mặt của người B. Với phương thức này, các đối tượng sẽ dùng một thủ đoạn hết sức tinh vi là “tạo lòng tin” cho nạn nhân bằng cách sử dụng hình ảnh, video giả mạo các chủ tài khoản mà đối tượng đã tạo trước đó để gọi video mượn tiền.

Qua đó, các đối tượng tìm kiếm, thu thập thông tin cá nhân, hình ảnh, video có giọng nói được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội rồi sử dụng công nghệ Deepfake AI để tạo ảnh động, video với cùng khuôn mặt, âm điệu, cách xưng hô của người đó để giả mạo họ, các đối tượng sẽ tạo lập tài khoản mạng xã hội giả mạo có cùng thông tin và hình ảnh đại diện, thực hiện kết bạn với các nạn nhân trong danh sách bạn bè của chủ tài khoản bị giả mạo hoặc chiếm đoạt quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của chủ tài khoản, sau đó nhắn tin để mượn tiền và chiếm đoạt tài sản.

tm-img-alt
Các phương thức đối tượng lợi dụng mạng xã hội, xâm nhập tạo lòng tin của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để phòng ngừa thủ đoạn lừa đảo này, khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác đối với các hoạt động vay mượn tiền qua mạng xã hội. Trong trường hợp nhận được những yêu cầu này, cần giữ thái độ bình tĩnh, tỉnh táo để nhận biết các cuộc gọi giả mạo thông qua các đặc điểm viện cớ là đang đi đường, mạng yếu, đường truyền kém nên âm thanh, hình ảnh không rõ, sau đó ngay lập tức là hỏi vay tiền, nhờ chuyển tiền.

tm-img-alt
Khuyến cáo người dân nên tỉnh táo xác minh rõ ràng & chính xác trước khi thực hiện.

Nếu có sự khác biệt so với bình thường, cần hỏi thêm những câu hỏi để xác minh danh tính của người gọi hoặc gọi điện cho người thân để xác thực trước khi thực hiện chuyển tiền. Không chuyển tiền cho bất kỳ ai khi không có sự xác minh rõ ràng và chính xác.

Cùng chuyên mục

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Công an tìm người từng mua kẹo Kera của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog
Bộ Công an đang yêu cầu các cá nhân, tổ chức đã mua kẹo Kera của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt liên hệ với cơ quan điều tra để giải quyết vụ việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Những người liên quan có thể liên hệ với Phòng 3-C01 Bộ Công an tại Hà Nội để được hướng dẫn.

Tin mới