Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 22/01/2024 20:44 (GMT+7)

Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua

Theo dõi GĐ&PL trên

Loạt ngân hàng lớn liên tục thông báo rao bán gồm nhà ở, biệt thự có giá trị từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng để thu hồi nợ xấu nhưng vẫn khó tìm người mua.

Thời gian gần đây, các ngân hàng ồ ạt thông báo bán đấu giá loạt nhà ở, biệt thự có giá trị từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng để thu hồi nợ quá hạn. Điển hình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng vừa thông báo đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất rộng hơn 2.293 m2 tại số 404 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Đây là một phần diện tích thuộc khu nhà cổ Không gian xưa nằm trong khuôn viên 5.000 m2, với cấu trúc là 10 ngôi nhà cổ có tuổi đời 100 - 200 năm ghép lại. Tài sản này được thế chấp cho khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lắp máy Miền Nam, trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu do ông Lê Bá Huy làm giám đốc.

Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua
Khu nhà cổ Không gian xưa.

Đây là lần thứ 2 Agribank rao bán quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà cổ tại Đà Nẵng trên có giá khởi điểm hơn 246 tỷ đồng. Thông báo của Agribank cho biết số nợ thế chấp từ tài sản này tính đến ngày 29/6/2023 là hơn 355 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ gốc hơn 133 tỷ đồng và hơn 3,7 triệu USD cùng nợ lãi hơn 75 tỷ đồng và 2,4 triệu USD. Trước đó, Agribank từng ra thông báo bán đấu giá loạt khoản nợ thế chấp bằng bất động sản tại Phú Quốc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, Agribank còn đang phát mại nhiều bất động sản khác như quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất có diện tích 75m2 tại số 104 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình với giá khởi điểm gần 20 tỷ đồng; Quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 100m2 tại Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh có giá khởi điểm hơn 10 tỷ đồng; Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ số 230/4 Pasteur (căn hộ tầng 3), Phường 6 (nay là phường Võ Thị Sáu), Quận 3, TP Hồ Chí Minh có diện tích 105m2 với giá khởi điểm 1,9 tỷ đồng; Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 604,2m2 tại 4/8 đường số 6, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức), giá khởi điểm hơn 40,6 tỷ đồng; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 198,8m2 tại phường An Phú, quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức) giá khởi điểm hơn 28,7 tỷ đồng...

Một ông lớn khác là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đang miệt mài đấu giá nhà ở, biệt thự thu hồi nợ xấu.

Cụ thể, Vietcombank thông báo phát mại tài sản bảo đảm khách hàng Đặng Trần Hùng là QSD đất và nhà tại địa chỉ: Số 32 ngõ 199 phố Khương Thượng, phường Khương Thượng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội có diện tích 32m2 với giá khởi điểm hơn 9 tỷ đồng; VCB Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh thông báo bán đấu giá tài sản Công ty CP Quốc Tế Trung Nam (lần 9). Tài sản đảm bảo là Nhà đất 141 Hoàng Xuân Nhị, phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM (số cũ 85 G Hoàng Xuân Nhị, phường 19, quận Tân Bình) có diện tích hơn 169m2 với giá khởi điểm gần 15 tỷ (giảm 1 tỷ so với lần rao bán thứ 8); VCB Chi nhánh Đông Sài Gòn thông báo bán đấu giá tài sản khách hàng Nguyễn Quang Anh là QSD đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ phường Phước Long B. Thành phố Thủ Đức, TPHCM có diện tích 110,9m2 với giá khởi điểm 36 tỷ đồng;...

Nhiều ngân hàng khác cũng rao bán tài sản thế chấp là bất động sản thời gian gần đây, như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigon Bank) thông báo rao bán QSD 91,8 m2 đất ở đô thị và tài sản gắn liền với đất thuộc thửa đất tại địa chỉ phố Nguyễn Công Trứ - tổ 2(1) phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tài sản gắn liền với đất là nhà bê tông cốt thép 2 tầng, 1 tum… Giá khới điểm hơn 5 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mới đây cũng rao bán đấu giá lô đất nằm tại số 28-30 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh; là loại hình đất ở đô thị với thời hạn sử dụng đất lâu dài. Giá khởi điểm Sacombank đưa ra lần này là hơn 282 tỷ đồng. Nếu so với mức giá 530,5 tỷ đồng rao bán hồi tháng 6/2022, giá khởi điểm của lô đất đã giảm gần một nửa.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đang bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Quảng Ngãi với giá khởi điểm là 4,05 tỷ đồng. Tài sản bán đấu giá bao gồm nhà và đất tại thửa đất số 4, tờ bản đồ số 39, có địa chỉ phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CY 009961 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 04/11/2020.

Thực tế việc ngân hàng rao bán phát mãi "ế" trong bối cảnh kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản khó khăn là điều dễ hiểu.

Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tổng giá trị bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Do đó, bất động sản thường được các tổ chức tài chính đem ra phát mãi nhiều nhất khi khách hàng vay vốn không trả được nợ.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, mặc dù các ngân hàng thường dành một khoảng thời gian nhất định, phổ biến khoảng 3 - 6 tháng cho khách hàng vay có thể tự tìm cách rao bán tài sản để “không mất tất cả".

Tuy nhiên, phần lớn, các khách hàng vay đều không thể xử lý bán tài sản thế chấp trong khoảng thời gian nói trên do nhu cầu sụt giảm, tâm lý người mua vẫn mong muốn bắt “đáy",... đồng thời các “con nợ" này vẫn giữ mức định giá quá cao.

Đến lượt ngân hàng, mặc dù được rao bán nhiều lần với mức chiết khấu ngày càng hấp dẫn, nhiều bất động sản phát mãi vẫn khó thanh khoản, có những tài sản được rao bán nhiều lần và hạ giá nhưng vẫn không có người mua.

Tình trạng này theo chuyên gia là do các nguyên nhân khách quan của thị trường, của nền kinh tế. Một phần do việc định giá phát mãi tài sản không dựa theo giá trị thực tế mà tính cả gốc và lãi nên việc bán các tài sản này ngày càng khó. Trong khi đó, có những tài sản bị giới hạn thời gian và tỷ lệ giảm giá.

Cùng chuyên mục

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung
Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên, Kết luận thanh tra khi được công khai đã bị tẩy xoá ở nhiều trang quan trọng.
SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
Ngày 08/08/2024, tại Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024 (VOBA), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu dành cho ứng dụng Ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp - SeAMobile Biz. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SeABank được vinh danh trong hệ thống giải thưởng này.
Đề xuất ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học khớp với dữ liệu của căn cước.

Tin mới

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.