Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/12/2024 07:05 (GMT+7)

Ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng nếu ép khách mua bảo hiểm

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung nhiều quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm hoạt động ngân hàng; trong đó có việc ép khách hàng mua bảo hiểm.

Ngân hàng Nhà nước vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung).

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Dự thảo này được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành trong Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phòng, chống rửa tiền mới nhất, đồng thời bổ sung nhiều chế tài nghiêm khắc hơn để phù hợp với thực tế.

Cụ thể, Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng với các hành vi:

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.

- Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; chuyển đổi hình thức pháp lý của ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.

Cùng chuyên mục

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung
Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên, Kết luận thanh tra khi được công khai đã bị tẩy xoá ở nhiều trang quan trọng.
SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
Ngày 08/08/2024, tại Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024 (VOBA), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu dành cho ứng dụng Ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp - SeAMobile Biz. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SeABank được vinh danh trong hệ thống giải thưởng này.
Đề xuất ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học khớp với dữ liệu của căn cước.

Tin mới

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.