Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ năm, 27/05/2021 09:55 (GMT+7)

'Muốn làm từ thiện chuẩn, thì đừng VÔ ƠN!'

Theo dõi GĐ&PL trên

Nếu người đi làm từ thiện luôn nghĩ rằng “nhờ mình mà bao nhiêu người được cứu vớt”, thì “bóng tối” đã xuất hiện ngay trong tâm họ.

Của người phúc ta

Chúng ta vẫn làm rất nhiều việc thiện, nhưng không phải ai cũng hiểu đến tận cùng bản chất của từ thiện.

TỪ là nhân từ, từ tâm - có lòng thương yêu người. THIỆN là việc làm tốt lành. Như vậy TỪ THIỆN chính là làm những việc tốt từ lòng yêu thương con người.

Có những người, những công ty, mục đích chính khi đi giúp người không phải là làm việc tốt giúp người, mà để gia tăng thương hiệu, uy tín của chính mình, thì đó chưa gọi là từ thiện chuẩn. Trước hết đó là giúp mình. Hay nói đúng hơn, thông qua hành động giúp người để giúp chính mình.

Mục đích này không xấu, và họ có quyền làm điều đó, nhưng thực chất đó là hoạt động làm thương hiệu, marketing, truyền thông, CSR. Từ thiện chuẩn thường âm thầm, vô danh vô lợi: Cho đi mà không mong nhận lại bất cứ điều gì, kể cả mong có phước…

Khi đi từ thiện với mong muốn được tích phước, họ đã mắc vào tâm tham vi tế mà không biết.

Những người như nghệ sĩ Hoài Linh, khi nhận được những khoản tiền đóng góp khổng lồ từ công chúng, nếu là người làm từ thiện chuẩn, thì việc đầu tiên các nghệ sĩ nghĩ đến chính là lòng biết ơn.

Các nghệ sĩ ấy cần biết ơn những ai?

Đầu tiên cần biết ơn bao nhiêu người đã tin tưởng mình, đã chọn mặt gửi vàng, đã quyết đoán dứt ra một phần thu nhập để sinh nhai của mình, để chia sẻ với những mảnh đời khốn khó.

Không phải người nổi tiếng nào cũng "tỉnh ngộ" được rằng: Những khoản tiền đổ vào tài khoản của mình, không phải là tiền của họ, mà chỉ là khoản tiền hàng ngàn người khác NHỜ MÌNH chuyển đến những người đang cần cứu giúp. Mình chỉ là CẦU NỐI đôi bờ chia sẻ, yêu thương.

Điều biết ơn thứ hai, sâu xa hơn, đó là biết ơn cả cộng đồng, biết ơn truyền thống đất nước, vì đã lưu giữ được những điều sâu thẳm nhất của nghĩa đồng bào, tình đất nước, bầu bí một giàn, lá lành đùm lá rách.

Thử hỏi: Ở một cộng đồng vô cảm, làm sao quy tụ được một khoản tiền khổng lồ như vậy trong một thời gian rất ngắn?

Điều biết ơn thứ ba, sâu thẳm hơn nữa, chính là biết ơn nhân duyên hội tụ, đã tạo cơ hội tuyệt vời cho mình để gom góp được phước đức giữa cuộc đời có rất nhiều cạm bẫy khiến ý nghĩ, việc làm, lời nói đều có thể gây tổn phước.

Điều biết ơn thứ tư cũng thế, không phải ai cũng nhận ra: Nếu cuộc đời không có những người khốn khó, thì sao ta có cơ hội để làm từ thiện? Chính vì thấu hiểu điều này, một số người đi làm từ thiện chuẩn mực đã nói với người nhận từ thiện rằng: "Chúng tôi xin cảm ơn bà con. Nhờ có bà con, chúng tôi biết rằng mình vẫn còn có ích trong cuộc đời".

Nếu thiếu lòng biết ơn và quên rằng mình chỉ là CẦU NỐI, thì người nổi tiếng sẽ rất dễ nghĩ rằng: Nhờ có quyền lực của ta, mà bao nhiêu người được ta cứu giúp. Chính luồng tư duy lệch lạc này, đã khiến họ hành xử như những người đi ban phát, bố thí mưa móc.

Nếu tất cả số tiền đó là của người nổi tiếng, việc ban phát đã là không chuẩn, vì của cho không bằng cách cho. Huống hồ, đây là tiền là của biết bao người khác nhờ chuyển, thì việc ban phát ấy, chính là cách hành xử "của người phúc ta" rất đáng lên án.

Cũng vì nghĩ rằng có khoản tiền đó là công của ta và người gửi tiền cũng như người nhận tiền đều phải nhờ đến ta, biết ơn ta, nên ta làm từ thiện lúc nào thì làm, cho ai thì cho. Công chúng cũng đừng có ép ta phải giải trình hoặc công khai, minh bạch, ta nhiều việc phải làm lắm.

Vì vậy, lẽ đương nhiên, công chúng và những nhà hảo tâm cần biết ơn người nổi tiếng - những chiếc CẦU NỐI. Nhưng nếu người nổi tiếng không có lòng biết ơn ngược lại, thì chắc chắn họ đóng nhầm vai từ thiện và công chúng cũng chọn nhầm người.

Nhờ có lòng biết ơn và thấm đẫm tinh thần Phật tử, nên ca sĩ Thủy Tiên không chỉ dũng cảm vượt qua rất nhiều nguy hiểm về tính mạng để đến với đồng bào miền Trung, mà vợ chồng chị còn hào sảng rút tiền tỉ của riêng mình, góp sức cùng hàng ngàn tấm lòng vàng khác.

“Muốn làm từ thiện chuẩn, thì đừng VÔ ƠN!” - Ảnh 2.
Ca sĩ Thủy Tiên trong đợt đi cứu trợ miền Trung năm 2020. Ảnh: facebook.

Làm phúc phải tội

Có rất nhiều ví dụ dễ hiểu của việc "làm phúc phải tội". Khi thấy một người ngã xuống sông, một người có lòng từ bi nhưng thiếu trí tuệ, sẽ nhanh chóng nhảy xuống cứu. Kết quả chết cả hai. Vì sao vậy?

Tâm cứu người đương nhiên rất tốt, nhưng người cứu lại không biết phương pháp, cuối cùng giết cả mình và người.

Thứ nhất, khi người chết đuối còn khỏe, vùng vẫy mạnh, thì không nên cứu ngay, vì bản năng sinh tồn "chết đuối vớ phải cọc" sẽ khiến họ khóa chặt người cứu, dìu cả hai xuống âm tuyền.

Thứ hai, vì muốn cứu giúp, người cứu không kịp cân nhắc rằng: Mình có đủ sức khỏe, có bơi giỏi không? Có còn cách nào tốt hơn nhảy xuống nước cứu không? (ví dụ tìm một cái phao, một cái gậy dài cho người ta nắm).

Câu chuyện "đau bụng uống nhân sâm" cũng vậy. Sâm là vật quý nhất trong nhà, đem ra giúp người sai cách, thì sâm mất và người cũng chết. Đó chính là "làm phúc phải tội".

Làm từ thiện, chính là một hành động bố thí trong nhà Phật. Làm từ thiện chuẩn, chính là "tu phúc". Khi nói đến tu, tức là việc không dễ dàng mà đạt được, phải rất cẩn trọng, công phu, trí tuệ và trong sạch.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Chương 5 Pháp, Đức Phật dạy có năm loại bố thí chuẩn mực của những bậc chân nhân:

Bố thí có lòng tin

Bố thí có kính trọng

Bố thí đúng thời

Bố thí với tâm không gượng ép

Bố thí không làm thương tổn mình và người.

Và Ngài cũng dạy về năm loại bố thí khác là:

Bố thí có lòng cung kính

Bố thí có suy nghĩ

Bố thí tự tay mình

Bố thí đồ không quăng bỏ

Bố thí có suy nghĩ đến tương lai.

Chỉ cần quy chiếu và hành xử đúng với những lời dạy từ hơn 2.500 năm trước của bậc giác ngộ này, chúng ta đã có thể làm từ thiện chuẩn: Suy nghĩ chín chắn, tự tay làm, suy nghĩ đến tương lai, cực kỳ yêu thương, cực kỳ kính trọng và không làm thương tổn đến bất cứ ai, cả người gửi tiền lẫn người nhận tiền.

Khi một người làm từ thiện đi ngược lại những điều này, thì dĩ nhiên, công đức và phước báu chả tích được một chút nào, còn tạo ra bao nhiêu ác nghiệp, nhân quả xấu. Cha ông ta gọi đó là "làm phúc phải tội". Rất nhiều người đi làm từ thiện liên miên, nhưng cuộc đời vẫn không suôn sẻ, có một phần nguyên nhân từ "làm phúc phải tội".

Trên thế gian, thứ vừa đáng sợ nhất vừa không đáng sợ nhất, chính là nhân quả báo ứng.

Tại sao lại không đáng sợ? Vì ít ai thấy được nhân quả báo ứng nhãn tiền. Không thấy nên không biết sợ.

Tại sao đáng sợ? Những người tin nhân quả đều hiểu rằng, nhân quả là quy luật vũ trụ, gieo gì gặt nấy, có gieo chắc chắn phải gặt. Một việc làm xấu có thể trốn tránh được pháp luật, nhưng không thể tránh được nhân quả.

Chúng ta đi đâu, làm gì, địa vị ra sao, giàu có thế nào, bao biện, lẩn tránh ra sao, thậm chí kiếp sống này thoát lọt, thì cuối cùng cũng không thể tránh được lưới trời nhân quả.

Mong rằng tất cả những người muốn làm việc thiện, luôn nhớ 4 câu thơ này, để biết mình là ai, biết mình phải làm gì để không làm phúc phải tội:

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

(Nguyễn Du)

…………………………………

Phúc kia không thấy mà còn

Tài tuy thấy đó mà mòn hơn cưa.

Cùng chuyên mục

'Món nợ' lớn nhất của đời người là tình cảm?
Vì yêu theo bản năng nên người ta chỉ yêu những ai mang lại hạnh phúc cho mình, hễ ai đem đến hạnh phúc cho mình thì cứ yêu rồi tính sau. Đó gọi là tham lam. Mà khi đã tham lam rồi, sự không chung thủy rất dễ xảy ra.
Nguy cơ tai nạn khi che ô tham gia giao thông
Sáng một ngày đầu tháng 9 năm 2022, ngoài trời có mưa. Ra tới đầu con hẻm, quan sát thấy gần chục em học sinh đi xe đạp bằng một tay, một tay cầm ô che mưa. Lại đi hàng ngang,
Cúng dường – nét văn hóa độc đáo trong Phật giáo
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hình ảnh các nhà sư ôm bình bát đi khất thực để nhận cúng dường là hình ảnh không còn xa lạ với nhiều người. Và khất thực, cúng dường được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo trong Phật giáo.
Tội và phước với người Phật tử
Mọi sự an vui và đau khổ trên đời nầy đều do tội và phước mà sanh ra, vì thế muốn có được sự tu hành chân chính, trước hết chúng ta phải thấu hiểu thế nào là tội và thế nào là phước.
Ở nơi những vết máu đỏ hằn trên giác mạc
Màn đêm buông xuống, trong không gian tĩnh lặng bao trùm thành phố Hải Dương đang giãn cách vì COVID-19 vẫn có một tòa nhà luôn luôn sáng đèn. Đó là Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Trung tâm thẩm mỹ bác sỹ Tuấn Dương, quảng cáo “nổ” nhằm lôi kéo khách hàng, “dìm hàng” đối thủ cạnh tranh
Mặc dù chưa được Sở Y tế Vĩnh Phúc phê duyệt, xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định, nhưng trung tâm thẩm mỹ bác sỹ Tuấn Dương (Địa chỉ: 78 Chu Văn An, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) vẫn ngang nhiên quảng cáo quá sự thật, dùng từ ngữ bị cấm trong Luật quảng cáo hiện hành để lôi kéo khách hàng và có dấu hiệu hạ uy tín đối thủ cạnh tranh, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh.
TP.HCM: Nha khoa Tâm Đức Smile thực hiện dịch vụ gây ảnh hưởng cho sức khỏe khách hàng, bác sĩ ít ỏi, bị tố chẩn đoán sai tình trạng
Hành vi thực hiện kỹ thuật chụp X quang cầm tay tại ghế răng cho bệnh nhân của nha khoa Tâm Đức Smile không được cấp phép, quan trọng hơn nó tiềm ẩn nguy ảnh hưởng đáng ngại đến sức khỏe người bệnh do yếu tố bức xạ không đảm bảo. Chưa dừng lại, nhiều chi nhánh của nha khoa Tâm Đức Smile có số bác sĩ ít ỏi, bị khách hàng tố chẩn đoán sai tình trạng, vô trách nhiệm với bệnh nhân.
Hà Nội kết nối di sản để phát triển du lịch
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 23 - 26/3 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch” sẽ đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tôn vinh và kết nối các di sản, phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách trong nước và quốc tế đến với Thủ đô.
Bí quyết lấy điểm tối đa để chiến thắng
Kỳ thi nào cũng có thử thách, bộ môn nào cũng có độ khó riêng nhưng nếu thí sinh nằm lòng bí quyết của từng bộ môn thì khả năng “ăn điểm” tuyệt đối sẽ rất cao. Dưới đây là lời khuyên do các thầy cô tại các trường nổi tiếng ở Hà Nội chia sẻ cùng Tạp chí Ngày Nay.
5 lời khuyên tìm kiếm việc làm lỗi thời
Tìm lời khuyên từ những người mình tin tưởng là cách mà nhiều bạn đang làm trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, có lời khuyên đã lỗi thời và không còn phù hợp với xu hướng tuyển dụng hiện nay.