Một số thông tin về chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ
Chương trình tiêm chủng mở rộng một dự án do Bộ Y tế triển khai, thực hiện, cụ thể trẻ nhỏ trong độ tuổi quy định sẽ được tiêm phòng miễn phí một số loại vắc xin.
Trong những năm trở lại đây, sức khỏe của trẻ nhỏ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bộ Y tế luôn cố gắng tư vấn cho cha mẹ về các mũi tiêm vắc xin bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, nước ta còn triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ và đạt được một số thành công nhất định.
1. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về chương trình này. Đây là một dự án do Bộ Y tế triển khai, thực hiện, cụ thể trẻ nhỏ trong độ tuổi quy định sẽ được tiêm phòng miễn phí một số loại vắc xin.
Vắc xin vốn có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, bảo vệ sức khỏe, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn có hại đối với sức khỏe. Hiểu được điều này, Bộ Y tế đã lên kế hoạch và thực hiện chiến dịch tiêm chủng miễn dịch dành cho trẻ nhỏ - đối tượng có hệ miễn dịch còn non nớt, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus,…
Tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm phòng các loại vắc xin hỗ trợ phòng bệnh như: viêm gan B, bệnh lao, bệnh ho gà, uốn ván, bệnh bạch cầu, bệnh sởi - rubella hoặc viêm não Nhật Bản… Đây là những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu được tiêm phòng sớm, nguy cơ trẻ nhiễm bệnh sẽ giảm đáng kể.
Với sự quan tâm và hỗ trợ sát sao của Bộ Y tế đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, các bậc phụ huynh nên chủ động theo dõi và cho bé tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng nhé!
2. Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ mang lại lợi ích gì?
Điều được quan tâm hàng đầu đó là: chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ mang tới những lợi ích gì? Trẻ nhỏ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Nhờ được tiêm vắc xin đầy đủ, các bé sẽ cải thiện phần nào sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch.
Đặc biệt, việc cho trẻ tham gia dự án tiêm chủng mở rộng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lao, viêm gan B hoặc ho gà, uốn ván ở trẻ. Bởi vì thuốc đặc trị cho những căn bệnh kể trên vẫn chưa được nghiên cứu thành công. Nếu không may nhiễm bệnh, sức khỏe của bé sẽ suy giảm nghiêm trọng. Thậm chí, bé phải đối mặt với các biến chứng nặng, tính mạng bị đe dọa. Tốt nhất, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, thay vào đó hãy tìm hiểu và tham gia dự án tiêm chủng mở rộng cho trẻ.
Trên thực tế, dự án này của Bộ Y tế cũng mang lại lợi ích đối với toàn xã hội nói chung. Nếu kiểm soát được số ca mắc bệnh truyền nhiễm kể trên, xã hội sẽ không phải đối mặt với nhiều áp lực kinh tế. Đồng thời ngành y tế cũng giảm bớt áp lực trong quá trình chăm sóc sức khỏe do số lượng bệnh nhân lớn, không thể kiểm soát được.
Như vậy, dự án tiêm chủng mở rộng không chỉ có lợi cho trẻ nhỏ mà mang rất nhiều ý nghĩa đối với toàn xã hội nói chung. Đó là lý do vì sao dự án này của Bộ Y tế nhận được sự hưởng ứng của phần lớn người dân, hầu hết trẻ nhỏ đều được cha mẹ cho tham gia chương trình này nhằm bảo vệ sức khỏe.
3. Lịch tiêm phòng dành cho trẻ dưới 1 tuổi
Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ, nắm được lịch tiêm phòng và đưa con đi tiêm đúng hạn. Bạn có thể tham khảo lịch trình dưới đây và sắp xếp thời thời đưa trẻ sơ sinh đi tiêm phòng nhé!
Trẻ mới chào đời: thời điểm này, các bậc phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B, lao phổi. Đặc biệt, vắc xin phòng bệnh viêm gan B nên được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi chào đời.
Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm vắc xin 5 in 1 có tác dụng phòng bệnh ho gà, viêm gan B, bạch cầu, uốn ván và Hib, uống vắc xin bại liệt.
Trẻ 3 tháng tuổi: tiêm và uống nhắc lại 2 mũi vắc xin ở tháng thứ 2
Trẻ 4 tháng tuổi: tiêm và uống nhắc lại 2 mũi vắc xin ở tháng thứ 3.
Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Trẻ 12 tháng tuổi: tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản
Nhiều người thắc mắc: trẻ bị lỡ lịch tiêm chủng và không được tiêm chủng đầy đủ thì sức khỏe có chịu ảnh hưởng xấu không? Trong trường hợp này, bé sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Tốt nhất cha mẹ hãy theo dõi sát lịch tiêm phòng của bé, tránh tình trạng lỡ lịch tiêm vắc xin cho con. Trong trường hợp, các trung tâm y tế không đảm bảo lượng vắc xin cần thiết, bạn có thể đưa con tới trung tâm tiêm chủng lớn để bổ sung kịp thời mũi tiêm./.