Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 03/11/2024 16:16 (GMT+7)

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.

tm-img-alt

Nhóm chuyên gia do Phó Giáo sư - Phó Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật Alexey Kucheiko dẫn đầu đã theo dõi quần đảo này qua ảnh chụp từ vệ tinh từ năm 2020 đến nay và nhận thấy vùng lãnh thổ băng giá có diện tích 53 ha này đã hoàn toàn biến mất. Sự biến mất dần này đã được nhóm cảnh báo từ năm 2020 và giờ đây, bản đồ dẫn đường tàu thuyền ở khu vực này sẽ phải điều chỉnh.

Đảo Mesyatsev hình thành từ một bán đảo cùng tên do băng tan trên đảo Eva-Liv từ trước năm 1995. Đoàn thám hiểm quần đảo Bắc Cực năm 2018 và các nhân viên Công viên quốc gia “Bắc Cực Nga” năm 2021 đã xác nhận việc này.

Tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2015, đảo Mesyatsev có diện tích 53 ha song vào ngày 12 tháng 8 năm 2024, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy diện tích hòn đảo chỉ còn 3 ha. Một tháng sau (ngày 13 tháng 9 năm 2024), hòn đảo đã hoàn toàn biến mất khỏi các bức ảnh. Theo tính toán, đảo băng Mesyatsev đã tan chảy với tốc độ khoảng 5 đến 13 ha mỗi năm. Hòn đảo mất tích nằm gần Eva-Liv Lớn, một trong những hòn đảo ở cực bắc của quần đảo này.

Về nguyên nhân khiến hòn đảo biến mất, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do tình trạng ấm lên ở Bắc Cực khiến các sông băng tan chảy và mực nước biển dâng cao. Điều này gây ra sự xói mòn và kết quả là sự biến mất một số địa hình. Nhóm chuyên gia nhấn mạnh sẽ nghiên cứu thêm để xác nhận sự biến mất của đảo Mesyatsev và xác định những thay đổi có thể xảy ra.

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Bão Oscar đổ bộ
Cơn bão Oscar đã tấn công miền đông Cuba vào 18h ngày 20/10 (giờ địa phương), gây ra mưa giông dữ dội. Sức gió mạnh nhất đạt 120 km/giờ, với lượng mưa có thể lên đến 450 mm tại một số khu vực, gây lo ngại về triều cường.
Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.

Tin mới