Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 13/08/2024 10:15 (GMT+7)

Mâm lễ cúng trong nhà và ngoài trời ngày Rằm tháng cô hồn

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo truyền thống, ngày Rằm tháng cô hồn (tức tháng 7 Âm lịch), người dân Việt Nam thường bày mâm lễ trong nhà và ngoài trời.

Theo quan niệm dân gian, mâm cúng Rằm tháng 7 trong nhà là cúng cho ông bà tổ tiên, những người có ơn nặng với mình. Còn mâm cúng ngoài trời là để hướng tới những người khuất mặt khuất mày, linh hồn không nơi nương tựa, để cầu nguyện cho họ siêu thoát và phù hộ cho gia chủ được an lành.

Cũng bởi lẽ đó mà mâm cúng trong nhà và ngoài trời cũng có nhiều điểm khác biệt. Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình, vùng miền mà mâm cúng ngày rằm tháng 7 sẽ có thay đổi khác nhau. Trong đó, nếu gia chủ là người hướng Phật thì thường dùng vật phẩm chay tịnh.

Mâm lễ cúng trong nhà và ngoài trời ngày Rằm tháng cô hồn Ảnh 1

Dưới đây là mâm cúng trong nhà và ngoài trời ngày rằm tháng 7 theo phong tục dân gian:

Mâm lễ cúng gia tiên (Cúng trong nhà):

- Hương, đèn, nến

- Hoa, quả

- Rượu, nước

- Mâm cỗ mặn (xôi, gà, món xào, món canh, nem, giò, xôi chè...) hoặc mâm cỗ chay (xôi, các món xào nấu chay...)

- Vàng mã (có thể gồm quần áo, hài giày giấy...)

Mâm lễ cúng chúng sinh (cúng ngoài trời):

- Bánh đa, bỏng, ngô

- Kẹo bánh

- Nước, muối, gạo

- Cháo hoa

- Hoa quả

- Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh

- Hương, nến

- Khoai luộc, trứng luộc...

Trong ngày Rằm tháng 7, cần thực hiện lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên trước, lễ cúng chúng sinh thì làm cuối cùng. Lễ cúng chúng sinh phải làm ở ngoài sân, ngõ, trước cửa nhà, không làm trong nhà và nên thực hiện trước 12 giờ trưa.

Ngoài ra, gia chủ cần lưu ý ngày Rằm tháng 7 có nhiều vong hồn vất vưởng nên lễ vật cúng như quần áo, vàng mã cho gia tiên nên ghi rõ người nhận.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.