Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/05/2024 06:49 (GMT+7)

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỉ đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo thống kê, năm 2023, cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng. Trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỉ đồng
Ảnh minh họa.

Tại Hội thảo phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức ngày 13/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết: Lừa đảo trên không gian mạng thời gian qua diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến sự phát triển, đòi hỏi cần sớm có đánh giá toàn diện, thấu đáo và có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với quy mô và tốc độ lớn, tạo ra những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc đảm bảo an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đào trực tuyến. Hoạt động lợi dụng không gian mạng tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% tổng số tội phạm mạng) gia tăng cả về phạm vi, quy mô, với thủ đoạn tinh vi, triệt để lợi dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), gây thiệt hại hàng nghìn tỉ USD mỗi năm.

Tại Việt Nam, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân. Theo thống kê, năm 2023, cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng. Trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Theo Thượng tướng Lương Tam Quang, qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, hoạt động của các đối tượng phạm tội rất chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể. Các đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài, trú chân tại địa bàn các nước láng giềng, lừa đảo, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ đưa người Việt Nam ra nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, sử dụng công nghệ deepface giả mạo người thân hoặc cơ quan chức năng gọi điện; kêu gọi đầu tư qua các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo, chứng khoán. Đối tượng mà tội phạm lừa đảo qua mạng hướng tới chủ yếu là nhóm người cao tuổi, sinh viên, người lao động có công việc không ổn định, thu nhập thấp, thậm chí cả trẻ em. Thực tế này cho thấy, việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại qua không gian mạng là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Ngoài ra, quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn tồn tại một số khó khăn, nhất là phối họp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, hiệu quả thu hồi kém; phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao, thông tin cung cấp chậm và chưa xác định được địa chỉ IP của đối tượng khi dùng mạng qua 3G, 4G...

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Phan Thị Lệ Thủy
Phan Thị Lệ Thủy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tổ chức chơi biêu (hụi) online.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo bán vé máy bay dịp Tết 2025 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa khách hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.