Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 24/02/2024 07:16 (GMT+7)

Kinh tế Thái Lan đối mặt với nguy cơ suy thoái trong dài hạn

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) nhận định lĩnh vực xuất khẩu của nước này đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, điển hình như thị phần xuất khẩu gạo giảm hơn một nửa trong 20 năm qua.

Kinh tế Thái Lan đối mặt với nguy cơ suy thoái trong dài hạn

Trong báo cáo mới, BoT nhấn mạnh những trở ngại trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất đang có tác động rõ rệt hơn đến nền kinh tế Thái Lan.

Báo cáo lưu ý 70% các sản phẩm làm giảm tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu trong năm 2023 bị đánh giá là giảm khả năng cạnh tranh và phải đối mặt với những khó khăn về cơ cấu. Trước đó, ngày 7/2, Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Thái Lan đã họp đánh giá các sản phẩm nông nghiệp giảm thị phần xuất khẩu, có thể kể đến như gạo từ mức 25% vào năm 2003 xuống còn 13%.

Bên cạnh đó, các sản phẩm hóa dầu và ổ đĩa cứng cũng là những mặt hàng xuất khẩu gặp nhiều thách thức. Tăng trưởng xuất khẩu điện tử của Thái Lan chỉ đạt trung bình 4% trong thập kỷ qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines và Malaysia, với mức tăng trưởng xuất khẩu lần lượt là 37%, 14% và 10%. Trong khi đó, sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ hàng nhập khẩu. Riêng tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng từ 5% lên 9% trong cùng kỳ.

BoT dự báo hoạt động xuất khẩu và sản xuất sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải, cùng với tốc độ phục hồi chậm về nhu cầu toàn cầu. Tuy nhiên, một số trở ngại, đặc biệt là khả năng cạnh tranh suy giảm trong lĩnh vực xuất khẩu, sẽ tiếp tục cản trở tăng trưởng và hạn chế lợi ích lan tỏa từ sự phục hồi nhu cầu toàn cầu nếu không có cải cách về cơ cấu.

Trong diễn biến liên quan, ngày 22/2, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Napintorn Srisunpang cho rằng nước này cần đa dạng hóa xuất khẩu nông sản, giảm phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng và một số thị trường xuất khẩu nhất định.

Ông Napintorn dẫn các dữ liệu chỉ ra 5 sản phẩm nông nghiệp hàng đầu chiếm hơn 87% kim ngạch xuất khẩu nông sản trong khi có tới 42% nông sản xuất khẩu của Thái Lan được đưa sang thị trường Trung Quốc. Do đó, Thái Lan nên đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu nông sản để giúp giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào một số ít sản phẩm và thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan chỉ ra cần phải mở rộng sản lượng nông nghiệp thông qua nghiên cứu và đổi mới công nghệ, cần được cơ cấu lại xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đồng thời giữ lại các thị trường hiện có như Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN.

Xuất khẩu nông sản của Thái Lan đạt tổng trị giá 49,2 tỷ USD trong năm 2023, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu với tổng giá trị là 284,5 tỷ USD. Theo số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan, trong tất cả hàng hóa xuất khẩu, nông sản chưa qua chế biến chiếm tỷ lệ 9,4% và nông sản qua chế biến chiếm 7,9%.

Ông Napintorn lưu ý rằng ngành nông nghiệp chỉ chiếm 9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước trong khi nông dân chiếm 46% dân số. Trung Quốc là nước nhập khẩu nông sản Thái Lan lớn nhất trong năm 2023, với tổng giá trị 11,2 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Thái Lan. Tiếp theo là Nhật Bản 3,2 tỷ USD (12%), Mỹ 1,5 tỷ USD (5,6%), Malaysia 1,1 tỷ USD (4,4%) và Indonesia 940,1 triệu USD (3,5%).

Cùng chuyên mục

Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt bắt đầu triển khai tại Gaza
Cơ quan y tế ở Gaza cho biết chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt được khởi động tại vùng lãnh thổ này vào ngày 31/8, trong khi một nhân viên cứu trợ thông báo đợt triển khai trên diện rộng sẽ bắt đầu vào ngày 1/9. Lực lượng của Israel và Hamas trước đó đã nhất trí tạm dừng giao tranh để tạo điều kiện cho hoạt động y tế này.

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.