Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/11/2023 09:33 (GMT+7)

Kinh doanh ế ẩm, nhiều cửa hàng ở phố thời trang sôi động nhất TP.HCM phải trả mặt bằng

Theo dõi GĐ&PL trên

Cuối năm thường được xem là "thời gian vàng" cho kinh doanh mặt hàng thời trang. Bởi lẽ, như các năm trước đây, nhu cầu mua sắm mặt hàng này thường tăng cao vào những tháng cận kề Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay, tín hiệu đáng buồn là các cửa hàng thời trang đua nhau... trả mặt bằng vì quá ế ẩm.

Theo tờ Giao Thông, tuyến phố Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM trước nay được biết đến là phố thời trang sôi động, thu hút rất đông người dân, du khách. Tuy nhiên, những ngày gần đây, nhiều cửa hàng trả mặt bằng, treo biển cho thuê. Một số cửa hàng vừa mới dọn đi, chưa kịp tháo dỡ biển hiệu.

Kinh doanh ế ẩm, nhiều cửa hàng ở phố thời trang sôi động nhất TP.HCM phải trả mặt bằng Ảnh 1
Nhiều cửa hàng trả mặt bằng vì tình hình kinh doanh ế ẩm. Ảnh: báo Giao Thông.

Các cửa hàng thời trang ở đây đều rơi vào tình trạng vắng khách kéo dài. Để đảm bảo kinh phí để duy trì, một số điểm kinh doanh đã liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, có nơi treo bảng giảm giá 50-70% hoặc áp dụng chương trình mua một tặng một.

Chị N.T.Hằng, chủ một shop thời trang ở đây chia sẻ, cửa hàng ế ẩm kéo dài mấy tháng nay. Chị đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi nhưng vẫn không có khách mua.

Để duy trì hoạt động của cửa hàng, chị đã phải cho nhân viên nghỉ việc, tự bán và thực hiện các biện pháp giảm kinh phí bằng việc tắt bớt đèn, máy lạnh khi không có khách.

Kinh doanh ế ẩm, nhiều cửa hàng ở phố thời trang sôi động nhất TP.HCM phải trả mặt bằng Ảnh 2
Để duy trì hoạt động, nhiều chủ cửa hàng đã áp dụng các hoạt động khuyến mãi nhưng vẫn không hiệu quả. Ảnh: báo Giao Thông.

Trao đổi với Người Lao Động, một số chủ nhà và môi giới cho thuê mặt bằng trên tuyến đường này cho hay, hiện giá cho thuê mặt bằng ở đây dao động động khoảng từ 45 triệu đến 80 triệu đồng/tháng.

Cứ 100m đến 200m sẽ bắt gặp các mặt bằng đang dán chằng chịt bảng cho thuê, thậm chí có cửa hàng mới khai trương cách đây không lâu nhưng do ế ẩm nên đành "bỏ chạy". Ước tính có khoảng 30 đến 40 mặt bằng đang bỏ trống trên tuyến đường này.

Chú Tám, 60 tuổi, nhân viên bảo vệ một cửa hàng thời trang, cho hay nhiều cửa hàng kinh doanh ở đây đều khá ế ẩm, "người ta trả mặt bằng rất nhiều".

Theo chú Tám, tiền thuê mặt bằng ở đây quá cao, khách thuê thì không có nhưng ít chủ nhà nào chịu giảm giá. Như một mặt tiền gần đó được khách thuê trả 55 triệu đồng/tháng nhưng chủ nhà vẫn chắc giá 65 triệu đồng/tháng, quyết không giảm.

"Hồi trước dịch đông lắm, khách ra vào nườm nượp, chú làm việc không nghỉ tay. Bây giờ ngồi từ sáng đến tối đón không tới 10 khách mua. Người ta mua hàng online hết rồi. Nhiều người ở gần đây không có việc làm nên họ cũng trả trọ về quê hết", chú Tám chia sẻ.

Được biết, tình trạng buôn bán ế ẩm khiến các chủ cửa hàng phải liên tục trả mặt bằng cũng diễn ra trên một số tuyến đường có hoạt động kinh doanh quần áo, dày dép như đường 3 tháng 2 (quận 10), đường Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận), chợ Hạnh Thông Tây, đường Quang Trung (quận Gò Vấp).

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.