Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 19/08/2024 06:50 (GMT+7)

Kiến nghị xây dựng khung pháp lý xử lý xe hợp đồng trá hình

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh này về việc xây dựng khung pháp lý xử lý tình trạng xe ghép, xe tiện chuyến, xe hợp đồng trá hình.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Trước đó, Bộ GTVT nhận được kiến nghị của cử tri Hoà Bình về việc xây dựng khung pháp lý để xử lý tình trạng xe ghép, xe tiện chuyến, xe hợp đồng trá hình có xu hướng gia tăng, hoạt động công khai và quảng cáo trên các trang mạng xã hội.

Theo cử tri, các loại xe làm dịch vụ này không đăng ký kinh doanh vận tải hành khách, không được cấp phù hiệu, biển hiệu. Đây là biến tướng của xe "dù" hoạt động không đúng quy định của pháp luật, gây khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác, các phương tiện này còn không đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, chèn ép các đơn vị vận tải có giấy phép.

Về vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, ngày 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đường bộ. Khoản 6 Điều 56 Luật Đường bộ đã quy định: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm: kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới theo quy định của Chính phủ.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép, là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã có chế tài xử lý phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu thực hiện hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định.

Bộ GTVT cho biết thêm, tiếp thu ý kiến góp ý của cử tri, thời gian tới, sẽ chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ nghiên cứu, bổ sung quy định trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ cũng như Thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết về hoạt động vận tải đường bộ. Dự thảo Nghị định trên dự kiến trình Chính phủ trước ngày 15/10/2024.

Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ phối hợp với cơ quan thuộc Bộ Công an trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phương tiện tham gia giao thông đường bộ (trong đó có xe ô tô kinh doanh vận tải).

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Phan Thị Lệ Thủy
Phan Thị Lệ Thủy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tổ chức chơi biêu (hụi) online.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo bán vé máy bay dịp Tết 2025 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa khách hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.