Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 21/06/2022 17:25 (GMT+7)

Không cần lập riêng hóa đơn được giảm thuế giá trị gia tăng

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 20/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Trước đây, theo khoản 4, Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Nếu không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi hoàn toàn tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó:

- Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh theo phương pháp tỉ lệ % trên doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

Như vậy, với nội dung sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP, không còn bất cứ quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải lập riêng hóa đơn được giảm thuế giá trị gia tăng theo chính sách miễn, giảm thuế của Nghị quyết 43/2022/QH15.

Ngoài ra, Nghị định 41/2022/NĐ-CP còn ban hành mẫu Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo Mẫu số 01/TB-HĐSS thay thế Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Nghị định 41/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.

Cùng chuyên mục

Đề xuất Quốc hội quy định chỉ thực hiện thanh tra doanh nghiệp mỗi năm 01 lần
Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân để Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn, đề nghị Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình một kỳ họp. Trong đó đáng chú ý, Bộ Tài chính đề xuất quy định không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quá 01 lần trong năm.

Tin mới