Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 22/11/2021 11:36 (GMT+7)

Hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị cho người mắc COVID-19 tại Hà Nội

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 21/11, Sở Y tế vừa ban hành văn bản khẩn số 632/SYT - NVY về việc hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã.

Hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị cho người mắc COVID-19 tại Hà Nội

Theo đó, Sở Y tế đề nghị: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn có chức năng quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và mức độ nhẹ.

Thu dung, khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện; phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh COVID-19 tiến triển ở mức độ vừa và nặng; kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

Đối tượng được thu dung, cách ly, quản lý, điều trị là người bệnh COVID-19 không có triệu chứng: Là người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng; người mắc COVID-19 mức độ nhẹ, có viêm đường hô hấp trên cấp tính bao gồm: Người mắc COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như: sốt, ho, khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/ phút, SpO2 ≥ 96 % khi thở khí trời (Căn cứ Quyết định số 4689/QĐ - BYT ngày 06/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19). Tuy nhiên không tiếp nhận các trường hợp người bệnh COVID-19 là phụ nữ mang thai; người mắc bệnh lý nền.

Tên cơ sở được gọi là “Trạm Y tế lưu động” do UBND quận/huyện phê duyệt, đồng thời là giấy phép hoạt động (theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ - BYT). Mô hình tổ chức căn cứ điều kiện thực tiễn của từng quận, huyện, thị xã để đề xuất mô hình tổ chức và ban quản lý điều hành Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) phù hợp với tình hình của địa phương.

Các “Trạm Y tế lưu động” bố trí cơ sở vật chất hạ tầng có khu vực đón tiếp, trạm gác bảo vệ trực 24/24 giờ; bố trí khu điều trị, buồng xử lý dụng cụ có đủ phương tiện cho khử khuẩn…

Cùng chuyên mục

Gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày rất cần đến sự có mặt đầy đủ của 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Vậy 4 nhóm đó là gì, có vai trò ra sao đối với sức khỏe và nên bổ sung như thế nào, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin cần thiết.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý nước thải, chất thải y tế
Bộ Y tế cho biết, kiểm tra thực tế cho thấy, một số địa phương chưa ban hành quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn; một số cơ sở y tế chưa kịp thời tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường thay thế cho Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã hết hạn…

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.