Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/01/2021 11:35 (GMT+7)

Hoãn phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vụ Ethanol Phú Thọ

Theo dõi GĐ&PL trên

Do vắng mặt bị cáo Trần Thị Bình (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN), Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định hoãn phiên tòa xử vụ án diễn ra tại Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ.

Sáng 22/01, TAND TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ.

tm-img-alt
Dẫn giải bị cáo Đinh La Thăng vào tòa.

Các bị cáo trong vụ án này gồm: Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN), Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC), Vũ Thanh Hà (SN 1962, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), Trần Thị Bình (SN 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) cùng 08 bị cáo khác.

Trong phần thủ tục, thư ký cho biết rất nhiều Luật sư, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và giám định viên vắng mặt. Ngoài ra, bị cáo Trần Thị Bình – nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN vắng mặt. Luật sư của bà Bình cho biết, thân chủ của mình phải đi cấp cứu nên có đơn xin hoãn tòa.

Trước việc vắng Luật sư, các bị cáo Lê Thanh Thái, Hoàng Đình Tâm xin được hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo quyền được bào chữa của mình. Các Luật sư khác có mặt tại tòa cũng đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa nhằm triệu tập đủ bị cáo, người liên quan và giám định viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đại diện Viện Kiểm sát quyết định hoãn phiên tòa, thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau.

Theo cáo trạng, ngày 17/7/2007, HQĐT PVN có Nghị quyết số 4157/NQ-DKVN giao Tổng giám đốc PVN xây dựng đề án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu ở phía Bắc.

Ngày 29/10/2007, ông Đinh La Thăng, khi đó là Chủ tịch HĐQT PVN, đã ký Nghị quyết "Chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc" với phương thức thực hiện thành lập công ty cổ phần làm chủ đầu tư dự án.

Sau đó 2 tháng, Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 405 tỉ đồng, trong đó PVN chiếm giữ 49% vốn điều lệ.

Tháng 9/2008, PVB có quyết định phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu TK05 xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu để sơ tuyển lựa chọn nhà thầu. Trịnh Xuân Thanh ký văn bản gửi PVB đề nghị hạ một số tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, kinh nghiệm nhà thầu nhưng không được chấp thuận. Tiếp đó PVC đã thành lập liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T để nộp hồ sơ dự tuyển gói thầu này.

Cáo trạng xác định, dù PVC của Trịnh Xuân Thanh chưa từng thực hiện dự án nào về Ethanol, chưa đủ năng lực để thực hiện nhưng trong các cuộc họp năm 2008, 2009 và 2010, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo quyết liệt để PVC của Trịnh Xuân Thanh thắng thầu. Cụ thể, trong các cuộc họp ông Thăng chủ trì kết luận: "Từ nay đến năm 2010, đối với các công trình chuyên ngành đặc thù và các công trình có yêu cầu đặc biệt trong ngành dầu khí được ưu tiên giao thầu cho PVC".

Cáo trạng cũng chỉ rõ, thực hiện chỉ đạo của ông Thăng, PVB đã không tổ chức đấu thầu theo kế hoạch mà lập hồ sơ để chỉ định thầu cho PVC/Alfa Laval/Delta-T. Đáng chú ý, PVB tiếp tục thẩm tra và đánh giá liên danh này không đạt rất nhiều tiêu chí để thực hiện dự án. Tuy nhiên, ông Đinh La Thăng vẫn tiếp tục chỉ đạo việc đồng ý chủ trương giao cho Liên danh của PVC thi công gói thầu.

Do thiếu năng lực chuyên môn, không có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án Ethanol, thiếu năng lực về tài chính, liên danh của PVC (do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch) đã không thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ đúng tiến độ. 

Đến tháng 3/2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án mà chưa có hạng mục nào hoàn thành. Dự án làm dở dang, PVC đưa ra lý do việc dừng dự án vì đơn vị gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm.

Hậu quả của hành vi làm trái quy định của các bị can đã gây thiệt hại cho PVB tổng số tiền 543 tỉ đồng. Tính đến nay, liên danh PVC đã sử dụng 1.500 tỉ đồng để thực hiện dự án nhưng thực hiện dở dang, dẫn đến hậu quả dự án không được đưa vào vận hành, xuống cấp nghiêm trọng.

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài
Ngày 23/4, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng) giải cứu thành công bé gái 13 tuổi bị lừa bán ra nước ngoài.
Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa
Sáng 23/4, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.

Tin mới