Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/02/2024 08:41 (GMT+7)

Hàn Quốc đứng đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng năm 2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau Hàn Quốc, Ba Lan đứng thứ hai về tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng (39%), tiếp đó là Áo (34%), Mexico (33%) và Tây Ban Nha (32%).

Theo khảo sát của Statista, Hàn Quốc đứng vị trí đầu tiên về tỉ lệ người sử dụng phương tiện giao thông để đi làm, đi học.

Kết quả khảo sát của nền tảng trực tuyến chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu Statista (Đức) cho thấy trong năm 2023, có 41% số người Hàn Quốc sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại hàng ngày.

Với việc đưa vào áp dụng thẻ Climate Card, ngày càng có nhiều người sử dụng phương tiện giao thông công cộng hơn, đặc biệt là tàu điện ngầm với sự chính xác về thời gian đi lại.

tm-img-alt
Tàu điện ngầm ở Hàn Quốc (Ảnh: IT).

Được Chính quyền thủ đô Seoul giới thiệu từ đầu năm nay, Climate Card cho phép người dân thoải mái sử dụng tàu điện ngầm, xe buýt và xe đạp công cộng (Ddareungi) tại Seoul trong 1 tháng với chi phí 65.000 won (49 USD).

Kể từ khi ra mắt vào ngày 27/1, đã có hơn 460.000 thẻ Climate Card được bán ra. Khi việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng tăng lên nhờ Climate Card, người dân được hưởng lợi từ việc giảm chi phí khi di chuyển, trong khi góp phần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Sau Hàn Quốc, Ba Lan đứng thứ hai về tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng (39%). Điển hình ở Warsaw, Ba Lan, tàu điện, xe buýt và tàu điện ngầm kết nối hiệu quả các nơi trong thành phố.

Tiếp đó là Áo (34%), Mexico (33%) và Tây Ban Nha (32%). Theo các nhà phân tích, các nước có tỉ lệ phương tiện giao thông công cộng lớn xu hướng tỉ lệ sử dụng ô tô cá nhân thấp hơn.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.