Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Chủ nhật, 13/11/2022 16:10 (GMT+7)

Hai người đàn ông nhập viện khẩn sau khi uống rượu ngâm thứ mà nhiều người tưởng như vô hại

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi uống rượu ngâm với thứ này, 2 người đàn ông có dấu hiệu mê sảng, ảo giác, mất ý thức, mất phương hướng, nhập viện khẩn.

Theo Người lao động, ngày 12/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đang cấp cứu cho anh Siu Quang (35 tuổi) và anh Ksor Lơng (30 tuổi, cùng trú xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) do bị ngộ độc nghi do uống rượu ngâm cà gai.

Hai người đàn ông nhập viện khẩn sau khi uống rượu ngâm thứ mà nhiều người tưởng như vô hại Ảnh 1
Bình rượu nghi ngâm với cà độc dược mà 2 người đàn ông uống trước khi bị ngộ độc.

Qua khai thác bệnh sử, anh Quang và anh Lơng ngồi nhậu cùng nhau có uống rượu ngâm từ quả một loại cà có gai. Sau đó, hai người đều bị mê sảng, ảo giác, mất ý thức, mất phương hướng... nên được gia đình đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu.

Qua thăm khám, bác sĩ xác định cả 2 bệnh nhân rơi vào trạng thái sảng cấp nghi ngộ độc thuốc chưa rõ chủng loại.

Theo VnExpress, dựa vào bình rượu gia đình cung cấp, các bác sĩ nghi đó là rượu ngâm từ quả cà độc dược.

Cà độc dược (tên gọi khác là mạn đà la) là một loại cây cỏ nhỏ, mọc quanh năm, chiều cao 1-2 m, hoa, lá và hạt đều có thể dùng để chữa bệnh.

Tuy nhiên khi sử dụng cần sự chỉ định của bác sĩ vì đây là loại cà mang dược tính cao, dễ dẫn đến các phản ứng phụ nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách.

Thanh niên dẫn thông tin Cục An toàn thực phẩm, nhiều lầm tưởng về cây, con có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trị bệnh, và hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, các nguyên liệu đó có thể chứa độc chất tự nhiên mà người dùng không nhận biết được. Do đó, rượu "bổ" nếu không được kiểm soát lại là rượu độc.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:

- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30 ml/người/ngày.

- Không uống rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật vì không rõ độc tính.

- Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

- Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

- Nếu có những triệu chứng khác thường sau khi uống rượu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
“Chiến dịch” ngoạn mục giải cứu chàng trai 19 tuổi khỏi khối u xương khổng lồ
Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật loại bỏ khối ung thư xương khổng lồ ở vị trí hiếm gặp và nguy hiểm. Theo GS.TS.BS. Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, thành công của ca bệnh mà y văn chưa từng ghi nhận có thể coi là một kỳ tích.
Tay chân miệng gia tăng, chuyên gia khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.747 trường hợp mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong, tăng 68,6% số ca mắc, tử vong tăng 18 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 ( có 47.896 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong). Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 4.324 trường hợp mắc tay chân miệng, có một ca tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước đó, số mắc tăng 19,4%.

Tin mới

Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.