Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 13/01/2024 15:04 (GMT+7)

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

Theo dõi GĐ&PL trên

Trước tình trạng ô nhiễm không khí liên tục tăng, Hà Nội đang tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí; kiểm soát các hoạt động có phát sinh khí thải, bụi trong thời điểm thời tiết giao mùa. UBND thành phố chỉ đạo các ngành, cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ, đặc biệt tại các khu vực gần quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay Nội Bài.

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

Cùng với các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp danh sách các huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ cao, gửi về UBND thành phố để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử thành phố. Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tham mưu UBND thành phố cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời, góp phần tiêu thụ rơm rạ phát sinh sau thu hoạch.

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các công nghệ phù hợp phục vụ việc thu gom, vận chuyển cùng các biện pháp để xử lý rơm rạ theo hướng thân thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Những năm qua, cùng với quá trình đô thị hóa, mở rộng thành phố, Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới và đang phải đối mặt những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững. Trong khi đó, việc quy hoạch phát triển thành phố còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp môi trường và hạn chế trong hiểu biết của các cộng đồng dân cư đang là những thách thức không nhỏ đối với Hà Nội.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do thời tiết giao mùa. Vào mùa Hè, mưa nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh... nên các nguồn khí thải ô nhiễm được phát tán khiến nồng độ bụi không khí ở mức thấp. Còn vào mùa Đông, ít gió, trời ít mưa kèm theo những ngày nghịch nhiệt khiến khí thải không thể khuếch tán mà tích tụ lại thành sương mù.

Đáng chú ý, tình trạng người dân đốt rác thải, đốt rơm rạ vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Các nguồn phát thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, làng nghề; bụi đường, công trình xây dựng, phương tiện giao thông… hiện chưa được kiểm soát tốt.

Qua thống kê, Hà Nội có 7,8 triệu phương tiện tham gia giao thông, chưa kể xe từ các tỉnh, thành liên tục ra vào Thủ đô. Nhiều xe máy đã cũ, bộ phận hỏng hóc vẫn được sử dụng, liên tục thải khói đen ra môi trường. Chính khói bụi từ ô tô, xe máy đã khiến cho tình hình ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.

Mới đây, tại hội thảo "Quản lý chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội - Từ cam kết đến hành động" do UBND thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, các chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí một cách nghiêm túc đòi hỏi cách tiếp cận có sự phối hợp giữa các tỉnh lân cận dưới sự chủ trì của Hà Nội. Ngân hàng Thế giới sẵn sàng tăng cường các cam kết hỗ trợ thành phố giải quyết các vấn đề môi trường để xây dựng một Thủ đô xanh, sạch, đẹp; đồng thời đưa ra 5 giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí cho Hà Nội.

Trước hết, Hà Nội cần thực thi hiệu quả lệnh cấm đốt rác, phế phẩm nông nghiệp ngoài trời, hỗ trợ quản lý tốt hơn phế thải nông nghiệp và có các biện pháp giảm bụi đường phố; củng cố, thực thi các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải xe máy, thúc đẩy giao thông công cộng và đẩy mạnh phát triển xe điện, có thể hình thành các khu vực kiểm soát phát thải (phát thải thấp) trong thành phố. Thành phố xây dựng chiến lược quản lý chất thải bền vững để đảm bảo loại bỏ việc đốt rác ngoài trời, tăng tỷ lệ thu gom, phân loại, tái chế, thu hồi khí mê tan tại các bãi chôn lấp và tăng tỉ lệ làm phân hữu cơ; giải quyết nguồn phát thải amoni từ hoạt động nông nghiệp, sử dụng phân bón vô cơ và hoạt động chăn nuôi. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch quản lý không khí.

Đặc biệt, Hà Nội phải "thắt chặt" tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện và ngành công nghiệp, tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, phù hợp với cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP 26 về đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; hỗ trợ giảm sử dụng than đá và sinh khối tại các làng nghề.

Cùng chuyên mục

Hạ tầng bứt tốc: Vũng Tàu tiến gần mục tiêu trở thành đô thị cảng biển – du lịch chiến lược phía Nam
Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM không chỉ mở rộng địa giới hành chính, mà còn mở ra cơ hội phát triển đột phá. Trong đó, Vũng Tàu – đô thị biển sôi động đang dần hiện lên như một mắt xích chiến lược trong cấu trúc vùng mới: trung tâm logistics, cảng biển và du lịch cao cấp.
Các hình thức khiếu nại về bảo hiểm xã hội
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam gửi thư chúc mừng người làm báo cả nước
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã có thư chúc mừng gửi tới toàn thể cán bộ, hội viên, những người làm báo cả nước.

Tin mới

Sức hút Blanca City khi Vũng Tàu trở thành “đô thị biển động lực” của TP.HCM mới
Khi mọi con mắt dồn chú ý vào “siêu đô thị” mới sau hợp nhất, Vũng Tàu cũng bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với những dự án hạ tầng liên vùng và chiến lược phát triển vươn tầm quốc tế. Tại đây, “Thành phố trắng bên đại dương” Blanca City nổi lên như biểu tượng phồn thịnh mới, hội tụ giá trị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư ngay trung tâm Bãi Sau nhờ mô hình "all-in-one" và hệ tiện ích khổng lồ.
7 lý do hàng đầu khiến các thương hiệu lớn luôn ưu tiên công ty sự kiện uy tín
Trong một thế giới nơi hình ảnh thương hiệu đóng vai trò sống còn, các thương hiệu lớn luôn đặc biệt cẩn trọng khi tổ chức bất kỳ sự kiện nào. Từ lễ ra mắt sản phẩm, hội nghị khách hàng, đến các hoạt động nội bộ hay PR cộng đồng – mọi sự kiện đều phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp, bài bản và chỉn chu đến từng chi tiết.
Vì sao bất động sản lõi trung tâm luôn là cuộc săn đón không có điểm dừng?
Từ Manhattan (New York), The Peak (Hong Kong) đến Ginza (Tokyo), hay Đà Nẵng (Việt Nam), bất động sản giữa “trái tim” các siêu đô thị luôn là "tài sản sưu tầm" được giới tinh hoa săn đón. Bởi, giá trị của chúng không chỉ nằm ở tiện ích hay thiết kế, mà còn ở việc nắm giữ vị trí độc bản, không thể sao chép, tôn vinh vị thế chủ nhân.
Quốc hội chính thức thông qua phương án 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh và có hiệu lực ngay
Sáng ngày 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 461/465 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Từ ký ức mất mát đến hành trình chữa lành: Câu chuyện của người phụ nữ mang sức khỏe đến cộng đồng
Từng bất lực nhìn cha rời xa vì bệnh tật, Trần Thị Huyền Trang - một người phụ nữ bình dị tại Mê Linh (Hà Nội) - đã chọn bước ra từ nỗi đau để lan tỏa sức khỏe chủ động đến cộng đồng. Không phô trương, không ồn ào, câu chuyện của chị là minh chứng rằng từ vết thương, ta vẫn có thể gieo lên những mầm sống bền bỉ và nhân hậu.
Bệnh viện Đại Học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai cấp cứu thành công bệnh nhân uống thuốc còn nguyên vỏ
Nhập viện trong tình trạng nuốt đau, khó thở, bác sĩ phát hiện một viên thuốc còn nguyên vỏ đang kẹt lại trong thực quản của bệnh nhân. Uống thuốc còn nguyên vỉ là một trường hợp hy hữu nhưng đầy cảnh báo, một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự cẩn trọng khi sử dụng thuốc.